Luận Văn Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .
    . .4
    1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .4
    1.1.1 Khái niệm .4
    1.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài .5
    1.1.2.1 Mặt tích cực . 5
    1.1.2.2 Mặt tiêu cực 7
    1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
    1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh . 9
    1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh .10
    1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài . .10
    1.1.3.4 Các hình thức đầu tư đặc thù khác 10
    1.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI SAU KHI VIỆT NAM GIA
    NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 12
    1.2.1 Giới thiệu về WTO . .12
    1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc họat động và chức năng cơ bản của WTO .13
    1.2.2.1 Mục tiêu họat động .13
    1.2.2.2 Nguyên tắc họat động .1 4
    1.2.2.3 Chức năng cơ bản . 16
    1.2.3 Tiến trình gia nhập của Việt Nam .17
    1.2.4 Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập
    WTO . .18
    1.2.4.1 Những tác động tích cực 18
    1.2.4.2 Những tác động tiêu cực 19
    1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
    NGOÀI . .20
    - 3 -
    1.3.1.1 Kinh nghiệm của Malaysia 20
    1.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc .22
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
    VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
    . .25
    2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
    TRONG GIAI ĐOẠN 1988-2006 .25
    2.1.1 Theo ngành sản xuất 25
    2.1.2 Theo địa phương 26
    2.1.3 Theo đối tác đầu tư 28
    2.1.4 Theo hình thức đầu tư .30
    2.2 ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NỀN KINH
    TẾ .31
    2.2.1 Cung cấp vốn đầu tư cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam 31
    2.2.2 Đóng góp vào xuất khẩu 32
    2.2.3 Giải quyết công ăn việc làm 34
    2.2.4 Đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội . 34
    2.2.5 Đóng góp vào ngân sách 34
    2.3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
    THỜI GIAN QUA 35
    2.3.1 Những hạn chế về cơ chế - chính sách tài chính .35
    2.3.1.1 Chính sách thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài .35
    2.3.1.2 Chính sách về thuế .3 7
    2.3.1.3 Chính sách tiền tệ và thị trường tài chính . .39
    2.3.1.4 Về cơ chế giám sát tài chính 41
    2.3.1.5 Về chi phí đầu tư 42
    2.3.2 Một số hạn chế khác 43
    2.3.2.1 Buôn lậu, làm hàng nhái, hàng giả . .43
    2.3.2.2 Sự kém phát triển của những ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ 44
    2.3.2.3 Môi trường pháp lý 46
    2.3.2.4 Cơ sở hạ tầng 47
    - 4 -
    2.3.2.5 Rào cản hành chính . .49
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN
    ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP
    WTO .
    52
    3.1 MỘT SỐ CÁC CAM KẾT CHÍNH CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO SẼ TĂNG
    KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM52
    3.1.1 Cam kết đa phương .52
    3.1.2 Cam kết về thuế nhập khẩu 55
    3.1.2.1 Mức cam kết chung 55
    3.1.2.2 Mức cam kết cụ thể 56
    3.1.3 Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ 57
    3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
    TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . .59
    3.2.1 Hoàn thiện và phát triển hệ thống thị trường tài chính . 59
    3.2.2 Giữ vững cân bằng ngân sách .61
    3.2.3 Chính sách thuế 64
    3.2.4 Hạ thấp chi phí đầu tư 67
    3.2.5 Giải pháp và phương pháp chống chuyển giá . 68
    3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 71
    3.3.1 Ổn định chính trị và duy trì an ninh xã hội 71
    3.3.2 Cải cách hệ thống pháp luật .72
    3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực 73
    3.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng 74
    3.3.5 Cải cách hành chính 76
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77
    KẾT LUẬN . .79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    CÁC BẢNG PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Toàn cầu hoá và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của
    quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học - kỹ thuật cùng
    với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình
    chuyên môn hóa, hợp tác giữa các quốc gia và làm cho việc sản xuất được quốc tế hoá cao
    độ. Hầu hết các nước đều điều chỉnh chính sách của mình theo hướng mở cửa, giảm và
    tiến tới tháo bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, khiến cho việc trao đổi hàng hóa và
    luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng
    thông thóang hơn. Để tránh ở ngoài lề sự phát triển, các nước đang phát triển phải nỗ lực
    hội nhập vào xu thế chung và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế.
    Vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trong tổng vốn đầu tư kinh
    tế xã hội của mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết để khai thác và phát triển nguồn lực trong
    nước. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày
    càng trở nên quan trọng. Đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam
    nói riêng, FDI có ý nghĩa hơn, thể hiện ở vai trò quan trọng trong hoạt động cung cấp vốn,
    công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra những năng lực sản xuất mới, nâng cao
    khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
    tế.
    Gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một trong những nhiệm vụ
    quan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian
    qua, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động
    hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hợp tác
    song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những điều kiện thuận lợi
    để phát triển kinh tế của đất nước như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn ĐTNN,
    - 8 -
    tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến, góp phần giải quyết các vấn đề xã
    hội.
    FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có
    tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
    mở rộng đa dạng các ngành nghề, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ của đất
    nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan
    hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài trong việc phát triển của Việt
    Nam, và để kinh tế của Việt Nam có thể phát triển vững chắc sau khi Việt Nam gia nhập
    WTO, việc chọn đề tài “Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường khả năng thu hút
    FDI sau khi Việt Nam gia nhập WTO
    ” mang tính thiết thực cao đối với chiến lược phát
    triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Luận văn nghiên cứu thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai
    (FDI) tại Việt Nam trong thời gian sau khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường
    và ban hành Luật ĐTNN ngày 28/12/1987 đến năm 2006 và qua đó đề xuất một số giải
    pháp tài chính nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn ĐTNN cho Việt Nam trong thời
    gian tới.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu
    hút FDI, phạm vi nghiên cứu là toàn lãnh thổ nước Việt Nam.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
    kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích .
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Đánh giá thực trạng dòng vốn FDI tại Việt Nam, xu hướng vận động của dòng vốn
    này trong bối cảnh nền kinh tế nước ta. Hiện nay Việt Nam có nhiều thay đổi về kinh tế,
    đặc biệt những thay đổi lớn về kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để từ đó đề ra
    - 9 -
    những giải pháp thu hút nguồn vốn này cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt
    Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    6. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
    Luận văn được chia làm 3 chương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong
    thời gian qua.
    Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút FDI tại Việt Nam
    sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
     
Đang tải...