Luận Văn Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn tr

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang 1
    Danh mục các chữ viết tắt 4
    Danh mục bảng, biểu 4
    Danh mục hình vẽ, biểu đồ 5
    Lời nói đầu 6
    Tính cấp thiết của đề tài 6
    Mục đích của đề tài 8
    Đối tượng và phạm vi đề tài 8
    Phương pháp nghiên cứu đề tài 8
    Bố cục đề tài 9
    CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 10
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 10
    Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 10
    Khái niệm về cạnh tranh 10
    Các loại hình cạnh tranh 10
    Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
    Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
    Các yếu tố bản thân doanh nghiệp 13
    Nhu cầu của khách hàng 13
    Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ 13
    Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh 14
    Vai trò của Chính phủ 14
    CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 15
    Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO 15
    Thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO 20
    Bài học rút ra 23

    CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI THẠCH BÀN TBC 25
    2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triền công ty TBSC 25
    2.1.1. Giới thiệu sơ lược về TBSC 25
    2.1.1.1. Các thông tin cơ bản 25
    2.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu 25
    2.1.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức TBSC 26
    2.1.2. Giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường 27
    2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của TBSC trong điều kiện hội nhập 28
    2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài 28
    2.2.1.1. Tình hình thị trường chung 28
    2.2.1.2. Tình hình ngành sản xuất gạch ngói trên thị trường 31
    2.2.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 34
    2.2.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 35
    2.2.2.1. Nguyên vật liệu 35
    a. Nguồn nguyên liệu 35
    b. Sự ổn định của các nguồn cung nguyên vật liệu 35
    c. Ảnh hưởng của giá cả NVL đến doanh thu và lợi nhuận 36
    2.2.2.2. Trình độ công nghệ 37
    a. Quy trình sản xuất 37
    b. Trình độ công nghệ 37
    c. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 38
    d. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ 39
    2.2.2.3. Hoạt động bán hàng và marketing 40
    2.2.2.4. Định hướng chiến lược đầu tư phát triển 40
    2.2.2.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh của TBSC 45

    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI THẠCH BÀN
    Nâng cao trình độ quản trị và đào tạo đội ngũ lãnh đạo 50
    Tiết kiệm chi phí – nâng cao hiệu quả, tăng thu – giảm chi 51
    Tập trung vào việc tăng cường nguồn lực cho đầu tư, thúc đẩy phát triển DN theo hướng ổn định và bền vững 52
    Bảo đảm việc thực hiện các chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý 53
    Xây dựng hệ thống kế toán quản trị vững mạnh 54
    Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về mặt tài chính trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN 55
    Xây dựng chiến lược Marketing và chiến lược hậu mãi đặc biệt 55
    Huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau 56



    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2009
    Bảng 2: Sản lượng gạch dự kiến đến năm 2020
    Bảng 3: Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty
    Bảng 4: Năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn
    Bảng 5: Năng lực của máy, thiết bị
    Bảng 6: Tình hình biến động nhân viên của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn


    DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
    Hình 1 : Cơ cấu tổ chức công ty
    Hình 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty CP
    Hình 3 : Tăng trưởng GDP theo năm của cả nước
    Hình 4: Cầu thị trường năm 2020
    Hình 5: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty



    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Sau gần hai thập kỉ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hóa đã có bước phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong quá trình hội nhập, mối quan hệ kinh tế thương mại đã được mở rộng hầu khắp các lĩnh vực. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với hơn 160 nước và vùng lãnh thổ; tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 Hiệp định hợp tác đầu tư và 40 Hiệp định chống đánh thuế 2 lần; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước và vùng lãnh thổ Nhưng hiện nay Việt nam vẫn đang đứng trước ngưỡng cửa WTO, có thể nói cơ hội là rất lớn song thách thức cũng không nhỏ. Trong xu hướng hiện tại, các nước đang ngày càng ít sử dụng biện pháp bảo hộ “lộ liễu” không được WTO chấp nhận như : cấm, hạn chế nhập khẩu hoặc áp đặt thuế nhập khẩu cao. Thay vào đó, chính sách bảo hộ của các nước lại bắt đầu tính đến việc áp dụng các rào cản thương mại hiện đại lồng vào các lý do chính đáng như áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, môi trường, thủ tục hải quan, ghi nhãn mác hàng hóa, lạm dụng Luật chống bán phá giá Như vậy, xu thế hội nhập trên thế giới hiện tại đang tạo ra một sức ép rất lớn đối với các nước phát triển, trong đó có Việt nam, chúng ta đang phải chịu sức ép buộc phải mở cửa và tiến hành tự do hóa. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu Việt Nam không hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn thì điều tất yếu là chúng ta sẽ tụt hậu so với các nước trong khu vực, chịu sự thiệt thòi của người đi sau. Ảnh hưởng trước tiên chúng ta đang phải gánh chịu từ chính các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất nhiều sản phẩm cạnh tranh với Việt Nam.
    Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), đã kí Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
    Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức được kết nạp làm thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO (World Trade Organisation). Đây là một nỗ lực của Chính phủ Việt Nam sau 11 năm đàm phán, nhưng cũng là một xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
    Sự gia nhập WTO mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng mang lại những đe dọa, thách thức. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói sẽ có những cơ hội rất lớn để phát triển do nhu cầu xây dựng về nhà ở cũng như các cao ốc văn phòng làm việc ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói Việt Nam cũng sẽ mất đi sự bảo hộ bấy lâu của Chính Phủ và phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp có vốn góp liên doanh nước ngoài cùng ngành.
    Hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Một thực trạng phổ biến hiện nay là: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường rất thấp, đặc biệt là thị trường quốc tế.
    Vì vậy, xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.
    Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn cũng ở trong môi trường như vậy. Giờ đây ngoài những áp lực cạnh tranh của các công ty nội địa, TBSC còn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh của các công ty liên doanh có vốn góp nước ngoài có quy mô, tầm vóc hơn hẳn các công ty nội địa. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, không chỉ Chính phủ mà mỗi một DN nói chung và DN sản xuất gạch ngói nói riêng cần phải nhận thức tình hình một cách sáng suốt, đánh giá toàn diện thực trạng của mình, những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức nội tại, những thách thức mới cũng như những lợi thế so sánh và những vận hội. Từ đó có chiến lược đúng đắn cho sự phát triển bền vững đối với DN của mình. Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề thực tập của em –Đề tài : “Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn trong điều kiện hội nhập”.
    2. Mục đích của đề tài:
    Mục đích chính của đề tài này là đề ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như nhận định các cơ hội, đe dọa của môi trường ngành gạch ngói Việt Nam hiện nay trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...