Luận Văn Các giải pháp quản trị rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:
    THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

    I. VÀI NÉT VỀ SẢN XUẤT VÀ CUNG - CẦU CÀ PHÊ THẾ GIỚI.

    1) Lịch sử phát triển cà phê trên thế giới

    Trước đây, cây cà phê mọc hoang dại trong những cánh rừng ở Ethiopia và ở vùng Arabia Feli thuộc Yemen- châu Phi. Nó được phát hiện khoảng thế kỷ thứ 14 khi người chăn dê theo dõi một đàn dê ăn phải lá một loại cây đến ban đêm chúng không những không ngủ được mà còn chạy nhảy. Sau đó họ nấu nước lá, quả, hạt để uống và thấy tỉnh táo hẳn lên nên từ đó đã sử dụng nó để uống. Sau này người ta trồng cây cà phê ở vùng này và đem bán sản phẩn ở Ai Cập, dần dần trồng và bán sản phẩm khắp thế giới.
    2) Các chủng loại cà phê chính trên thế giới

    Ø Cà phê Arabica: năm 1713 Antoine de Jussieu tiến hành nghiên cứu đặc điểm thực vật của loài cà phê này và nhận thấy ở chúng có đặc điểm giống loài hoa nhài nên đã đặt tên là Jasminum arabicum. Cho mãi đến năm 1853 nhà nghiên cứu Liné đã dựa vào đặc tính sinh trưởng của loài cây cà phê này và xếp chúng vào chi Coffee trong hệ thống phân loại thực vật nhưng ông đã nhầm tưởng rằng loài cà phê này có nguồn gốc từ Ả-rập nên đặt tên là Arabica Coffee và cái tên đó đã được giữ mãi cho tới ngày nay.
    Hiện nay, cây cà phê Arabica được trồng ở khoảng 60 nước trên thế giới nhưng chủ yếu là ở Tây bán cầu. Cây cà phê Arabica thích hợp với vùng có thời tiết mát mẻ, ánh nắng nhẹ, tán xạ, khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa, nắng rõ rệt, có lượng mưa hàng năm từ 1500-1800mm, nhiệt độ bình quân từ 18-22 độ C, độ cao so với mặt biển từ 800m trở lên. Các nước có sản lượng cà phê Arabica lớn hang đầu thế giới là Brazin, colombia v.v .

    Ø Cà phê Robusta: cây cà phê Robusta có nguồn gốc từ Trung Phi, cây được mọc rải rác dưới các tán rừng thưa, thấp thuộc châu thổ sông Congo, sau này được nhân rộng ra ở nhiều nơi. Ngày nay, cà phê Robusta được trồng ở nhiều nước trên thế giới nhưng sản lượng lớn tập trung vào các nước như: Việt Nam, Brazil, Indonexia. Loài cà phê này thích hợp ở các vùng với điều kiện môi trường có ánh sáng dồi dào hơn cà phê Arabica, chịu được với ánh sáng trực xạ, khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 20-25 độ C, biên độ nhiệt độ trong ngày không lớn quá. Lượng mưa hàng năm thích hợp nhất khoảng 1.000-2.500mm.
    3) Triển Vọng Nhu cầu cà phê thế giới

    Nhu cầu ngày càng tăng từ các nước đang phát triển lại chính là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng tiêu thụ cà phê.
    Theo ước tính của Tổ chức Liên hiệp quốc thì dân số thành thị đã tăng gấp 4 lần từ năm 1950 đạt 3,4 tỷ người và sẽ tăng gấp đôi tới năm 2050. Cà phê lại đang trở thành loại đồ uống phổ biến của thành phố như một hiện tượng và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay ở các nước đang phát triển sẽ làm điểm tựa hỗ trợ cho việc gia tăng lượng cầu về cà phê cho dù nhu cầu ở các nước phát triển trở nên bão hòa hay không tăng trưởng.
    Tại Brazil, quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ về tiêu thụ cà phê, nhu cầu về cà phê năm nay sẽ tăng 5% cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (Theo Hiệp hội cà phê Brazil). Ủy ban cà phê Ấn Độ thì kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ cà phê Ấn Độ sẽ tăng 4,5% cho năm 2013.
    Tuy nhiên đất nước hứa hẹn có sự tăng trưởng đáng kể nhất phải nhắc đến Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất từ Trung Quốc thì nhập khẩu cà phê của nước này tăng hơn 47% từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, lên tới 16.326 tấn tương đương hơn 272.000 bao cà phê loại 60kg. Đến năm 2050, dân số thành thị của Trung Quốc dự báo sẽ lên tới hơn 900 triệu người từ mức 572 triệu người năm 2005. Tuy nhiên dân số thành thị tăng lên chưa chắc nhu cầu về cà phê sẽ tăng mạnh như vậy vì thị hiếu của người tiêu dùng tại Trung Quốc không thể thay đổi tức thì, hiện tại đa số người dân Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi văn hóa uống trà. Nhưng thị trường đồ uống cà phê tại Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang dần dần nổi lên và hứa hẹn nhiều tiềm năng.





    II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

    1) LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

    Cà phê được các nhà truyền giáo cơ đốc đưa vào Việt Nam từ năm 1857 và được trồng đầu tiên tại hai tỉnh là Quảng Bình và Quảng Trị. Năm 1870 được người ta mang ra Hà Nam trồng thử. Đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 người ta đã lập ra các đồn điền trồng cà phê ờ Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh v.v . Cho đến năm 1920-1925 người ta bắt đầu trồng cà phê trên vùng Tây Nguyên.
    Sau năm 1975, diện tích trồng cà phê của cả nước Việt Nam mới chỉ có khoảng 20 ngàn héc-ta, với sản lượng khoảng 5-6 ngàn tấn, đến nay diện tích cà phê đã lên đến gần nửa triệu héc-ta và sản lượng xấp xỉ một triệu tấn. Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu ở vùng Tây nguyên.

    2) TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
    2.1 Giai đoạn 2000 – 2005
    2.1.1 Diện tích trồng cà phê và sản lượng sản xuất cà phê

    Bảng 1 : Diện tích và sản lượng sản xuất cà phê của Việt Nam từ năm 2000- 2005

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]NĂM
    [/TD]
    [TD]2000
    [/TD]
    [TD]2001
    [/TD]
    [TD]2002
    [/TD]
    [TD]2003
    [/TD]
    [TD]2004
    [/TD]
    [TD]2005
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Diện tích
    (nghìn ha)

    [/TD]
    [TD]561,9
    [/TD]
    [TD]565.0
    [/TD]
    [TD]535.5
    [/TD]
    [TD]513.7
    [/TD]
    [TD]503.2
    [/TD]
    [TD]491.4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SLSX
    (Nghìn tấn)
    [/TD]
    [TD]
    802,5
    [/TD]
    [TD]
    840.6
    [/TD]
    [TD]
    776.4
    [/TD]
    [TD]
    771.2
    [/TD]
    [TD]
    834.6
    [/TD]
    [TD]
    767.7
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguồn: Tổng Cục Thống kê

    Diện tích trồng cà phê trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần theo thời gian (những năm sau của giai đoạn này diện tích giảm hơn những năm đầu của giai đoạn) do ảnh hưởng từ mức giá giảm quá thấp so với giá thành sản xuất trong những năm đầu của giai đoạn này nên đã dẫn đến việc người trồng cà phê phá bỏ vườn cây để chuyển đổi sang trồng trọt những cây khác. mặt khác, do nguồn thu không đáp ứng các khoản chi cần thiết nên nên nhiều nhà sản xuất không đủ tiền vốn để chăm sóc vì vậy mà vườn cây bị hư hại dần và đến mức phải chặt bỏ. Nếu so sánh với giai đoạn trước thì diện tích cà phê giai đoạn này có tăng lên rất nhiều so với giai đoạn trước nhưng sản xuất cà phê ở Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, sản xuất thì mang tính nhỏ lẻ, manh mún và bất ổn định .


    Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng giảm thất thường một phần do sự thay đổi diện tích, một phần do thay đổi từ tính chất mùa vụ (theo chu kỳ sinh trưởng cây cà phê thì trong hai năm sẽ có một năm được mùa và một năm mất mùa), song yếu tố không kém phần quan trọng là chế độ chăm sóc của người sản xuất. Vì khi giá cà phê có xu hướng tốt (giá cao) thì các nhà sản xuất đẩy mạnh khâu chăm sóc nên sản lượng sẽ tăng, còn ngược lại, khi giá cà phê thấp thì chế độ chăm sóc giảm thậm chí còn bỏ bê và kéo theo sản lượng cũng vì thế mà sụt giảm.
    2.1.2 Tình hình xuất khẩu
    Bảng 2 : Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ vụ mùa 2000/2001 - 2005/2006

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]VỤ MÙA
    [/TD]
    [TD]00/01
    [/TD]
    [TD]01/02
    [/TD]
    [TD]02/03
    [/TD]
    [TD]03/04
    [/TD]
    [TD]04/05
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SLXK (NT)
    [/TD]
    [TD]910.00
    [/TD]
    [TD]719.000
    [/TD]
    [TD]749.24
    [/TD]
    [TD]974.80
    [/TD]
    [TD]892.37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KN XK
    (triệu USD)
    [/TD]
    [TD]
    385.00
    [/TD]
    [TD]
    317.00
    [/TD]
    [TD]
    504.812
    [/TD]
    [TD]
    641.02
    [/TD]
    [TD]
    735.48
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT

    Sản lượng xuất khẩu cà phê sẽ phụ thuộc vào nguồn cung mà nguồn cung thì phụ thuộc vào lượng cà phê tồn kho từ các năm trước và sản lượng cà phê được sản xuất ra ở hiện tại. Vì vậy, nếu xem xét riêng từng vụ mùa thì có những vụ mùa sản lượng xuất khẩu không tương ứng với sản lượng thu hoạch. Lượng tồn kho ở Việt Nam phát sinh một cách tự phát vì nhà sản xuất thường giữ hàng theo sự tính toán riêng của từng tổ chức hoặc cá nhân nhằm chờ tăng giá, trừ khi thời gian chờ tăng giá quá lâu hoặc có nhu cầu về vốn nên họ phải bán ra. Do vậy, có thời điểm hàng của vụ trước vẫn được bán ở vụ sau mặc dù các thương nhân nước ngoài luôn quy định chỉ mua hàng vụ mới mà thôi.
    Như vậy trong giai đoạn vừa qua, sản lượng xuất khẩu tăng giảm thất thường, còn tổng kim ngạch xuất khẩu thì có xu hướng tăng dần vào cuối giai đoạn do giá bán tắng
    2.2 Giai đoạn 2006 – 2011
    2.2.1 Diện tích trồng cà phê và sản lượng sản xuất cà phê
    Niên vụ cà phê của Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 năm trước và kết thúc vào tháng 9 năm sau, vụ thu hoạch cao điểm vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 hàng năm.
    Bảng 3 " class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">iện tích và sản lượng sản xuất cà phê của Việt Nam từ năm 2006[/B]-[B]2011[/B]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]NĂM
    [/TD]
    [TD][B]2006[/B]
    [/TD]
    [TD][B]2007[/B]
    [/TD]
    [TD][B]2008[/B]
    [/TD]
    [TD][B]2009[/B]
    [/TD]
    [TD][B]2010[/B]
    [/TD]
    [TD][B]2011[/B]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Diện tích
    (nghìn ha)
    [/TD]
    [TD]488,7
    [/TD]
    [TD]506,0
    [/TD]
    [TD]525,1
    [/TD]
    [TD]521
    [/TD]
    [TD]540,0
    [/TD]
    [TD]548,2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SLSX
    (Nghìn tấn)
    [/TD]
    [TD]910
    [/TD]
    [TD]930
    [/TD]
    [TD]900
    [/TD]
    [TD]1.110
    [/TD]
    [TD]1.092
    [/TD]
    [TD]1.185
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguồn : Reuters và IOC

    Niên vụ 2007-2008, do một số nước mất mùa cà phê, nên sản lượng giảm so với các năm trước. Tổng sản lượng 124 triệu bao, nhu cầu thế giới là 125 triệu bao, nên cung cầu đang ở thế cân bằng. tuy sản lượng giảm, chỉ được gần 900 ngàn tấn nhưng rất đáng mừng là hiện tại Việt Nam đang chi phối thị trường cà phê thế giới, nhờ đó giá cà phê liên tục tăng cao, nên khả năng năm nay sẽ vẫn đạt kim ngạch xấu khẩu 1,8 tỷ USD.
    Theo USDA, sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2008/2009 đạt khoảng 18 triệu bao (tương đương 1,08 triệu mét tấn). Sản lượng trung bình khoảng 2,16 mét tấn/ha. Chính phủ đang cố gắng hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác từ 500.000 đến 525.000 ha. Thay vào đó là việc tập trung đầu tư nhằm cải thiện năng suất diện tích gieo trồng hiện có. Trong một vài năm gần đây, nhiều nông dân đã mở rộng diện tích trồng cà phê trung bình khoảng 2.000 ha/năm. Diện tích trồng cà phê Arabica hiện nay khoảng 35.000 ha chiếm khoảng 6% tổng diện tích cà phê của cả nước.

    Chính phủ vẫn tiếp tục khuyến khích nông dân áp dụng GAP - một công cụ nhằm nâng cao sản lượng và duy trì tính bền vững trong sản xuất. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng tiến hành nghiên cứu, lựa cọn và cho lai nhiều giống cà phê mới đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong việc thay thế các cây cà phê lâu năm cho phù hợp với điều kiện của khu vực canh tác và thu được lợi nhuận cao.
    Sản lượng cà phê Việt Nam vụ 2011/12 tăng 10% lên 22 triệu bao (bao 60 kg), bởi nông dân tăng cường đầu tư và cải tiến chất lượng và năng suất hạt sau khi giá tăng trong năm vừa qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...