Luận Văn Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thàn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜINÓIĐẦU

    Trong những năm gần đây, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề thu hút sự chúý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành. Điều này rất dễ hiểu do tầm quan trọng của loại vốn này đối với sự phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước, do tỷ trọng lớn của vốn trong tổng chi ngân sách Nhà nước cũng như do những hạn chế lớn còn tồn tại trong việc quản lý vốn. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu phân công, phân cấp quản lý, chi ngân sách Nhà nước của Việt Nam còn có một loại vốn cũng mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản nhưng lại được quản lý như một loạivốn riêng. Đó là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
    Hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong chi hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hà nội nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường hiệu quả công việc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Công tác quản lý, sử dụng vốn trong thời gian qua cũng đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy vậy, thực tế triển khai công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng theo chính sách chếđộ của Nhà nước hiện nay vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế, đòi hỏi phải có những nghiên cứu về cả lý thuyết và thực tiễn nhằm đưa ra các biện pháp sửa đổi, hoàn thiện công tác quản lýđể gia tăng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
    Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn luận văn “Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội” thực hiện hai mục tiêu chính:
    Thứ nhất, xác định vị trí của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong chi ngân sách Nhà nước, so sánh tương quan với vốn xây dựng cơ bản và các khoản chi khác thuộc chi ngân sách.
    Thứ hai, đánh giá những điều đã làm được và những hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành thuộc thành phố trong những năm gần đây nhằm đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để khắc phục hạn chế, tăng cường hiệu quả công tác quản lý.
    Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương I: Khái quát chung về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
    ChươngII: Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội.
    Chương III: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
    Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập Phạm Văn Khoan và các cô chú, anh, chị của Phòng Tài chính Hành chính – Sự nghiệp cùng các phòng ban khác của Sở Tài chính Hà nội.
    Em xin chân thành cảm ơn.



    MỤCLỤC

    Mục lục 1
    Danh mục chữ viết tắt 3
    Lời nói đầu 4
    Nội dung 6
    Chương I. Khái quát chung về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng 6

    1.1 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong ngân sách Nhà nước. 6
    1.1.1 Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 6
    1.1.1.1 Khái niệm và nội dung của Chi NSNN 6
    1.1.1.2 Khái niệm vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 8
    1.1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 9
    1.1.2 Vai trò của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 10
    1.2. Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 11
    1.2.1 Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng 11
    1.2.2 Nội dung quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 13
    1.2.2.1. Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư 14
    1.2.2.2 Quản lý thanh toán vốn đầu tư 15
    1.2.2.3 Quản lý quyết toán vốn đầu tư. 16
    1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 18
    Chương 2. thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội 20
    2.1 Những quy định, pháp lý về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được quy định trong thông tư 44/2003/TT-BTC và 45/2004/TT-BTC. 20
    2.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch vốn. 20
    2.1.1.1. Kế hoạch năm 20
    2.1.1.2. Kế hoạch quý 22
    2.1.2. Quản lý việc thanh toán vốn 22
    2.1.2.1. Điều kiện để thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng 22
    2.1.2.2. Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng 23
    2.1.2.3 Thanh toán khối lượng hoàn thành 24
    2.1.3. Quản lý việc quyết toán vốn 27
    2.1.3.1 Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư. 27
    2.1.3.2 Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. 28
    2.1.4. Đánh giá chung về những quy định pháp lý về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 29
    2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội. 32
    2.2.1. Phân công, phân cấp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội hiện nay. 33
    2.2.2. Tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong những năm qua. 35
    2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 42
    2.2.3.1 Những ưu điểm 42
    2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại. 43
    Chương 3. Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 47
    3.1. Xu hướng quản lý và phát triển vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XĐđối với các Sở, Ban Ngành của thành phố Hà Nội. 47
    3.2. Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội. 49
    3.2.1. Nâng cao chất lượng ở từng khâu của nội dung quản lý và trên cả quá trình quản lý 49
    3.2.1.1. Khâu lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư 49
    3.2.1.2. Khâu thanh toán vốn. 52
    3.2.1.3. Khâu quyết toán. 53
    3.2.1.4. Trên toàn bộ quá trình quản lý 55
    3.2.2. Nâng cao trách nhiệm, tăng quyền tự chủ của đơn vị
    sử dụng vốn. 58
    3.2.3. Nâng cao đội ngũ cán bộ công chức 59
    3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chếđộ chính sách hiện tại. 60
    3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban Ngành của thành phố Hà nội. 61
    Kết luận 63
    Danh mục tài liệu tham khảo 65


    DANHMỤCCHỮVIẾTTẮT

    CT: Công trình
    DT: Dự toán
    ĐV: Đơn vị
    HCSN: Hành chính sự nghiệp
    KBNN: Kho bạc nhà nước
    NSNN: Ngân sách Nhà nước
    PTTH: Phổ thông trung học
    QT: Quyết toán
    SC: Sửa chữa
    STT: Số thứ tự
    TSCĐ: Tài sản cốđịnh
    TT: Trung tâm
    UBND: Uỷ ban nhân dân
    XD: Xây dựng
    XDCB: Xây dựng cơ bản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...