Tiểu Luận Các giải pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường trung học phổ t

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Các giải pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường trung học phổ
    thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
    KHOA SƯ PHẠM



    NGUYỄN THẾ B̀NH




    CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
    NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG KHÓ KHĂN Ở
    HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI





    TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
    MĂ SÈ: 60 14 05




    HÀ NỘI - 2006

    Công tŕnh được hoàn thành tại
    Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội


    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tiến Đạt


    Phản biện 1:



    Phản biện 2:

    .


    Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

    họp tại: .

    Vào hồi . giờ . ngày tháng . năm .




    Có thể t́m luận văn tại:
    -Thư viện của Khoa Sư phạm đại học Quốc gia Hà Nội


    MỞ ĐẦU
    1. LƯ do chọn đề tài
    Loài người hiện nay đang bước vào nền văn minh hậu công nghiệp - nền kinh tế tri thức, th́ trí tuệ chính là động lực của sự tăng trưởng, phát triển. V́ vậy, Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai tṛ của giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Đại hội khoá VII, khoá VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế- xă hội”. Do đó đ̣i hỏi giáo dục và đào tạo phải có một bước chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng, số lượng và hiệu quả đào tạo. Từ đó h́nh thành nên đội ngũ trí thức, đội ngũ những người lao động có tri thức, có kĩ năng, kĩ xảo phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế nước nhà.
    Giáo dục THPT là bậc học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục THPT có nhiệm vụ cung cấp kiến thức, phát triển và hoàn thiện nhân cách, chuẩn bị một cách tốt nhất cho thế hệ trẻ có đủ bản lĩnh, năng lực và thể chất sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế- xă hội.
    Hiện nay, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái có 3 trường THPT làm nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nhân dân trong huyện, phần đa là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ khi được thành lập đến nay, các trường đă cố gắng thực hiện nhiệm vụ của ḿnh, song chất lượng giáo dục c̣n chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho huyện trong giai đoạn hiện nay.
    Nhận thức được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở miền núi và ư nghĩa của việc nâng cao chất lượng giáo dục để học sinh ra trường đáp ứng nhu cầu thực tế, chúng tôi chọn đề tài: “Các giải pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu cuối khoá học.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài hệ thống hoá và đề xuất những giải pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu là hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông vùng khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .
    3.2. Đối tượng nghiên cứu là “Giải pháp quản lí” hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác quản lí hoạt động dạy học và việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh các trường trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
    4.2. Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và việc quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
    4.3. Hệ thống hoá và đề xuất các giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
    5. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông vùng khó khăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái sẽ được nâng lên nếu áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các giải pháp quản lí do chúng tôi hệ thống và đề xuất. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ở các trường có đặc điểm, hoàn cảnh tương tự.
    6. Ư nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Nếu kết quả nghiên cứu được nghiệm thu, đó sẽ là cơ sở để các trường trung học phổ thông có đặc điểm, hoàn cảnh tương tự áp dụng. Như vậy, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở tỉnh Yên Bái.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá tŕnh nghiên cứu, chúng tôi đă sử dụng các nhóm phương pháp sau:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
    - T́m hiểu khái niệm, thuật ngữ có liên quan.
    - Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Chính phủ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), của địa phương (Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái) về quản lí dạy- học ở trường trung học phổ thông.
    - Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, quản lí có liên quan đến đề tài.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Phương pháp quan sát (công việc dạy- học của giáo viên và học sinh).
    - Phương pháp điều tra (nghiên cứu chương tŕnh, hồ sơ chuyên môn .)
    - Phương pháp đàm thoại phỏng vấn (lấy ư kiến của giáo viên và học sinh thông qua trao đổi trực tiếp).
    - Phương pháp thực nghiệm.
    8. Giới hạn đề tài
    Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá và đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010.

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
    (Từ trang 11 đến trang 35 )
    1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
    1.1.1. Khái niệm quản lí
    Luận văn nêu một số định nghĩa “Quản lí” của một số tác giả, qua đó có thể hiểu: Quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL đến khách thể QL trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. [35;62]
    Quản lí vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, tác động đến một hệ thống hoạt động xă hội từ tầm vĩ mô cho đến tầm vi mô.
    1.1.2. Bản chất, chức năng quá tŕnh quản lí
    1.1.2.1. Bản chất của quản lí
    Là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí, là tác động có mục đích đến tập thể người nhằm thực hiện mục tiêu quản lí. Trong giáo dục, đó là tác động của nhà QLGD đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhau trong xă hội nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu QLGD.
    1.1.2.2. Chức năng quản lí
    Với các nhận xét ta có thể biểu diễn chu tŕnh QL thông qua các chức năng cơ bản của QL bằng Sơ đồ số 1.
    1.1.3. Giải pháp quản lí
    Là phương pháp (hệ thống các cách) được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí [35,tr 727].
     
Đang tải...