Thạc Sĩ Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngâ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài:

    Với chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là với việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày
    11/01/2007), Việt Nam không ngừng đẩy mạnh giao lưu, buôn bán với các nước, và do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cùng với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng sẽ ngày càng trở nên sôi động, phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro hơn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng phải nhận biết được các loại rủi ro để có thể đưa ra những đối sách thích hợp. Mỗi quyết định xử lý rủi ro của các nhà quản trị nhằm hạn chế tổn thất hoặc chấp nhận rủi ro đến một mức độ nào đó đều ít nhiều ảnh hưởng đến mức sinh lợi của doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là phải cân nhắc khi đưa ra những giải pháp xử lý rủi ro phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

    Xét riêng trong lĩnh vực ngân hàng, trong thời gian gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong địa hạt thanh toán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là thanh toán xuất nhập khẩu), góp phần đáng kể vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, con đường phát triển của hệ thống ngân hàng trong việc đa dạng và chuẩn hóa các dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, vẫn còn lắm nguy cơ và thách thức với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập WTO. Hơn nữa, cho đến nay ngành ngân hàng Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hệ thống chuyên nghiệp về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu như đã làm được đối với hoạt động tín dụng.
    Do vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro cũng như những kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết từ quá trình hoạt động thanh toán xuất nhập

    2.Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu:

    Với khả năng và góc nhìn còn nhiều hạn chế của người nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào những khía cạnh sau

    Đối tượng nghiên cứu:

    Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng.

    Mục đích nghiên cứu:

    * Hệ thống lại các rủi ro trong kinh doanh quốc tế cũng như trong nước, đặc biệt là các rủi ro gắn liền với các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông dụng nhất trong hoạt động thương mại quốc tế.
    * Tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống rủi ro của tập đoàn Citi Group đối với từng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu.
    * Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cũng như phân tích các tình huống rủi ro điển hình trong quá trình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gắn với các phương thức Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng
    từ.
    * Đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối tượng “ngân hàng”.
    Phạm vi nghiên cứu:

    Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Việt Nam, nơi có lượng giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước (chiếm khoảng 1/3 giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước) trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay và trong định hướng hoạt động của ngân hàng đến năm 2010. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đi vào nghiên cứu các rủi ro xảy đến đối với các đối tượng liên quan trong thương mại quốc tế nhưng đặc biệt quan tâm các rủi ro xảy đến đối với đối tượng thứ ba “ngân hàng” nhìn từ góc độ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo ba phương thức thanh toán Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng từ có sự kết hợp với các hình thức tài trợ thương mại.

    3.Phương pháp nghiên cứu:

    Để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến rủi ro, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, tác giả đã sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau:
    * Nhóm phương pháp định tính: mô tả, phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia: sưu tầm các tư liệu thực tế về rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chọn lọc các tình huống rủi ro có tính khái quát cao để minh họa cho các vấn đề liên quan.
    * Nhóm phương pháp định lượng: tiến hành điều tra rất công phu qua các bước như

    - Lập bảng câu hỏi khảo sát với 50 câu hỏi tập trung vào các vấn đề như tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, quan hệ với khách hàng, quá trình thực hiện nghiệp vụ, các loại rủi ro quan trọng và thường gặp cũng như các kiến nghị trong việc phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại theo ý kiến của người trả lời (xem Phụ lục 4).

    - Gửi bảng câu hỏi qua các phương tiện như Email, Fax, Thư tín hoặc Giao tay đến 100 đối tượng đang làm việc trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu tại 11 chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để điều tra (xem Phụ lục 5).
    - Thu lại đủ 100 mẫu kết quả từ 100 người trả lời bằng cách đến thu trực tiếp hoặc nhờ gửi qua đường Bưu điện; Tập hợp và xử lý dữ liệu trên chương trình thống kê SPSS từ 100 mẫu trả lời này để cho ra kết quả chi tiết về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (xem Phụ lục 6).

    4.Nét mới của đề tài:

    Trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu trước đây như:

    1. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP.HCM - Tác giả: Đặng Thị Phương Diễm (Năm 1998, Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh).
    2. Những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ - Tác giả: Lê Thị Thanh Bình (Năm 2000, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM).
    3. Các rủi ro, tranh chấp trong mua bán quốc tế tại Việt Nam về phương thức thanh toán kèm chứng từ và giải pháp phòng chống - Tác giả: Thân Tôn Trọng Tín

    Tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro

    trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ở khía cạnh của doanh nghiệp hoặc chỉ dừng lại ở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu của các đề tài này là từ năm 2000 trở về trước. Khi đó, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế về số lượng giao dịch, chủng loại hàng hóa, loại hình doanh nghiệp và chưa chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ trào lưu hội nhập như hiện nay.

    Tính mới của đề tài này thể hiện ở chỗ là việc nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu được tìm hiểu và khắc họa ở cả vị thế của doanh nghiệp lẫn ngân hàng nhưng xét chủ yếu ở vị thế của ngân hàng. Việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phương thức thanh toán phức tạp nhất là Tín dụng chứng từ mà còn đi vào các phương thức thanh toán đơn giản hơn nhưng rất phổ biến trong thực tế là Chuyển tiền và Nhờ thu; không chỉ đơn thuần ở việc ngân hàng xử lý các giao dịch đòi và chi trả tiền hàng mà còn được lồng vào các giao dịch tài trợ xuất nhập khẩu trong tư thế ngân hàng chủ động tiếp cận và ngày càng thắt chặt quan hệ với khách hàng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

    5.Kết cấu đề tài:

    Đề tài gồm 86 trang được chia làm 3 chương và có kết cấu như sau:

    * Phần mở đầu

    * Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt

    động thanh toán xuất nhập khẩu.

    * Chương 2: Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
    * Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
    * Phần kết luận

    * Phần tài liệu tham khảo

    * Phần phụ lục gồm 6 phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...