Thạc Sĩ Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 640"]
    [TR]
    [TD]Mở đầu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. 1. Bảo hiểm tiền gửi
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.1. Khái nệm về Bảo hiểm tiền gửi[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.3. Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.4. Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Kinh nghiệm BHTG ở một số nước trên thế giới
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.1. Bảo hiểm tiền Mỹ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.2. Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.3. Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Sự cần thiết khách quan hình thành BHTG Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BHTG Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Những thành tựu của BHTG Việt Nam (từ năm 1999 – 2008)

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.1. Đối với hệ thống NHTM và tổ chức phi ngân hàng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.2. Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.3.1. Những hạn chế
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam ở khu vực ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.4.1. Quá trình thành lập
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.4.2. Những thành tựu của Chi nhánh khu vực ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.4.3. Những tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHTG VIỆT NAM Ở ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Những định hướng chủ yếu về phát triển BHTG ở ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Chiến lược phát triển của BHTGVN giai đoạn 2006 – 2015[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.1.2. Chiến lược phát triển của BHTGVN Khu vực ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2. Dự báo về phát triển BHTG ở ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.1. Yêu cầu phát triển kinh tế và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.2. Đối với quản lý rủi ro
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.3.1. Hoàn thiện qui trình cho vay hỗ trợ tài chính đối với các QTDND tạo chỗ dựa vững chắc cho tín dụng ở nông thôn
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.3.2. Xây dựng quỹ hỗ trợ tiền gửi ngân hàng, từ nguồn vốn của NHTM nhằm hỗ trợ rủi ro tiền gửi
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ BHTG ở ĐBSCL
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.3.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tiền gửi
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
    Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn, trong những nền kinh tế đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, tạo ra những phản ứng dây chuyền trong hệ thống các tổ chức tín dụng làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia, do việc công chúng rút tiền gửi tiết kiệm hàng loạt tại các Ngân hàng thương mại, là nguồn gốc dẫn đến khủng hoảng nền tài chính quốc gia. Trong khi đó người gửi tiền chưa được pháp luật bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng, sự tổn thất của công chúng không những làm cho chính sách tiền tệ quốc gia suy yếu mà còn làm bất ổn về chính trị.
    Lĩnh vực tín dụng tiền tệ là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, nó đòi hỏi những yêu cầu về tính an toàn và phòng ngừa rủi ro là rất lớn, vì vậy việc ra đời tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là hết sức cần thiết trong nền kinh tế phát triển.
    Nhiều quốc gia trên thế giới, đã thiết lập những cơ chế khác nhau nhằm bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Để kiến tạo niềm tin cho công chúng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng, Chính phủ của nhiều nước đã chọn là hình thức bảo hiểm tiền gửi nhằm góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia mà điều chủ yếu là bảo vệ người gửi tiền.
    Ở Việt Nam trong những thập niên 80 việc đổ vỡ hàng loạt các Hợp tác xã tín dụng, là hệ quả của một chính sách quản lý trong lĩnh vực tiền tệ yếu kém đã dẫn đến khủng hoảng tài chính mà kết quả là người gửi tiền không được bảo vệ khi gửi tiền vào các HTX tín dụng, nó tác động nghiêm trọng đến đời sống của công chúng, khi mà người gửi tiền vào các TCTD bị mất khả năng chi trả dẫn đến phá sản làm cho họ phải trắng tay, dẫn đến hoảng loạn rút tiền hàng loạt. Sự mất lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng quốc gia, mà hệ quả là sự bất ổn về chính trị. Nhận thức tầm quan trọng đó vào năm 1999 tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời, là một tổ chức bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền đây là một chính sách quan trọng của Chính phủ trong việc đều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã được 9 năm, có vài ý kiến cho rằng hoạt động của BHTG Việt Nam hiện nay thuần túy là thu phí mà ít chú ý đến chức năng hỗ trợ cho các TCTD. Qua nghiên cứu về chức năng nhiệm vụ và những thành quả mà BHTG Việt Nam đã đạt được ở Việt Nam mà đặc biệt là tại khu vực ĐBSCL, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện được vai trò tích cực của mình là bảo vệ lợi ích người gửi tiền. Tuy nhiên nhằm phát huy vai trò của BHTG Việt Nam đối với đặc thù của khu vực cần phải có những giải pháp phù hợp đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu những giải pháp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam một định chế tài chính của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đối với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tại khu vực ĐBSCL nói riêng có một ý nghĩa to lớn, nó khẳng định sự cần thiết đối với hoạt động ngân hàng trong việc bảo vệ người gửi tiền thông qua hoạt động của mình, từng bước khẳng định vai trò của tổ chức BHTG đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ. Chính sách BHTG ngoài việc bảo vệ những người gửi tiền cũng có tác động nhất định đến người nghèo một cách trực tiếp lẫn gián tiếp bằng cách cung cấp cho người nghèo những lợi ích thông qua việc phân phối lại từ khu vực tài chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...