Chuyên Đề Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Nihongo, 16/3/14.

  1. Nihongo

    Nihongo New Member

    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nihongo, 16/3/14
    Last edited by a moderator: 16/3/14
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại thường xuyên đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó “nợ xấu” là một trong những rủi ro được bàn đến nhiều nhất. Vấn đề “nợ xấu” đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của toán hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt “nợ xấu” trong năm 2012 có những diễn biến rất phức tạp. Trong bối cảnh đó, vai trò của Chính phủ trong việc hỗ trợ xử lý vấn đề nợ xấu cùng với hệ thống ngân hàng là rất quan trọng để nhanh chóng đưa hệ thống tài chính thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng trở về trạng thái ổn định.
    Chính vì vậy, nhận thức được tính cấp bách của vấn đề, nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu về “Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” để có được cái nhìn tổng quan nhất về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và học tập được những kinh nghiệm hữu ích của các nước về xử lý nợ xấu trên thế giới áp dụng cho Việt Nam một cách hiệu quả nhất về xử lý nợ xấu; giúp cho Ngân hàng phát triển mạnh mẽ, bền vững, ổn định. Từ đó nền kinh tế Việt Nam sẽ càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thực sự là bước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam với những cơ hội ngàn vàng và cả những thách thức đan xen, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng Chính vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm của các nước trong việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật xử lý nợ xấu và tăng cường quy mô vốn sẽ có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, những giải pháp tối ưu nhất sẽ được đề xuất và thực hiện có hiệu quả.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Bài nghiên cứu nhằm mục đích trình bày những vấn đề về nợ xấu trong hoạt động của các NHTM, nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu. Đánh giá tình hình nợ xấu và các biện pháp hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thời gian qua; để từ đó thấy được những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây:
    - Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về vấn đề xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam;
    - Phân tích thực trạng xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam;
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả để xử lý triệt để nhất vấn đề nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là những lý luận và thực tiễn về tình hình nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, thông qua phân tích các nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu và những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạn chế nợ xấu và từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lại cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cúu: Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 chính điều đó đã tạo nên một dấu mốc mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn phạm vi nghiên cứu của mình là những vấn đề về nợ xấu tại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2012.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Bài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích chuỗi số liệu thời gian để giải quyết vấn đề.
    7. Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học
    Bài nghiên cứu gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung bài nghiên cứu được chia thành ba chương:
    Chương I: Các cơ sở lý luận về nợ xấu trong các ngân hàng thương mại
    Chương II: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
    Chương III: Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...