Báo Cáo Các Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty Xây dựng sô4

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí đặc biệt. Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngành quyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng cho phép mở rộng tái sản xuất, quyết định quy mô và thời gian giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản như: tốc độ, quy mô công nghiệp hoá; khả năng có thể ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng sôi động với rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đủ mọi thành phần kinh tế đã và đang được thực hiện. Trong bối cảnh đó, đấu thầu là một phương thức lựa chọn nhà thầu cho sự thành công của chủ đầu tư .
    Muốn tham gia đấu thầu trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu trong nước và nước ngoài, mỗi nhà thầu không những phải am hiểu và làm tốt các khâu như Marketing xây dựng, tính toán giá bỏ thầu, . mà còn phải am hiểu các thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế.
    Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động đấu thầu càng trở nên cần thiết đối với những cán bộ, sinh viên đang công tác học tập trong lĩnh vực liên quan.
    Qua thời gian thực tập tại công ty xây dựng số 4 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài:
    "Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu
    ở công ty xây dựng số 4"
    Đề tài gồm 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung
    Chương II: Tình hình hoạt động dự thầu của công ty xây dựng số 4
    Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty xây dựng số 4

    Chương I
    LÝ LUẬN CHUNG

    1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA ĐẤU THẦU
    a. Khái niệm

    - Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của bên mời thầu.
    - Bên mời thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
    - Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu.
    b. Các nguyên tắc cơ bản
    - Nguyên tắc hiệu quả:

    Một cuộc đấu thầu được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà thầu có năng lực sẽ tạo thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ.
    Đối với bên mời thầu sẽ chọn được nhà thầu có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của mình về kỹ thuật, trình độ thi công, đảm bảo kế hoạch tiến độ, tiết kiệm được vốn đầu tư và chống được tình trạng độc quyền về giá cả của nhà thầu.
    Đối với nhà thầu, do phải cạnh tranh nên học đều phải cố gắng tìm tòi những kỹ thuật, công nghệ, biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu. Điều này có tác dụng tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
    - Nguyên tắc công bằng:
    Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá 1 cách không thiên vị theo cùng 1 chuẩn mực và được đánh giá bởi 1 hội đồng xét thầu có năng lực và phẩm chất. Lý do được chọn hay bị loại phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực của nhà thầu.
    Nguyên tắc này mang tính tương đối vì trong những trường hợp cụ thể, nhà thầu địa phương được hưởng 1 số điều kiện ưu đãi nhất định.
    - Nguyên tắc minh bạch:
    Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng, có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hoá, dịch vụ cần xây lắp hay mua sắm, về tiến độ và điều kiện thực hiện.
    Bên mời thầu phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu về mọi yếu tố liên quan, tránh tình trạng chuẩn bị hồ sơ mời thầu sơ sài.
    Nhà thầu phải hiểu rõ lĩnh vực cần thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
    Nguyên tắc này mang tính tương đối vì các nhà thầu trong lĩnh vực chuyên môn mới có thể hiểu được còn các nhà thầu thuộc các lĩnh vực khác thì không thể hiểu được hoặc hiểu nhưng không kỹ.
    - Nguyên tắc 3 chủ thể:
    Thực hiện dự án luôn có sự hiện diện của 3 chủ thể: chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn.
    Kỹ sư tư vấn có trách nhiệm đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện nghiêm túc, những bất cập về tiến độ thi công được phát hiện kịp thời, đưa ra những biện pháp khắc phục và hạn chế tối đa đối với những mưu toan thông đồng hay thoả hiệp có thể gây thiệt hại cho chủ công trình.
    - Nguyên tắc trách nhiệm phân minh:
    Nghĩa vụ, quyền lợi của các bên liên quan được đề cập trong hợp đồng xây dựng để cho không có 1 sai sót nào mà không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên liên quan đều biết rõ mình sẽ phải gánh chịu hậu quả gì khi có sơ suất xảy ra nên mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa để kiểm soát bất chắc và phòng ngừa rủi ro.
    - Nguyên tắc bảo mật:
    Hồ sơ, tài liệu , thông tin có liên quan đến gói thầu trong suốt quá trình đấu thầu được xem là những bí mật thương mại.
    Cá nhân, tập thể của bên mời thầu, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, cơ quan thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu không được tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu với bất cứ đối tượng nào trước ngày phát hành hồ sơ mời thầu.
    Không được tiết lộ các thông tin có liên quan đến quá trình xét thầu như nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép và các biên bản cuộc họp về xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc tư vấn đối với từng nhà thầu và các tài liệu có liên quan khác.
    Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được niêm phong, giữ kín trước khi mở thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu đã nộp. Đối với hồ sơ dự thầu chào hàng cạnh tranh được gửi qua Fax cũng phải được bảo mật như đối với các hồ sơ dự thầu khác.
    2. CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU
    Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho các công việc sau:
    - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
    - Đấu thầu xây lắp.
    - Đấu thầu mua sắm hàng hoá.
    - Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
    Trong trường hợp đấu thầu tuyển tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân.
    Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
    Hoạt động tư vấn là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
    Hoạt động xây lắp là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình.
    Hàng hoá là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm).
    3. CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU
    3.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

    1. Đấu thầu rộng rãi:
    Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Hình thức này nhằm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu trên cơ sở sự tham gia của nhiều nhà thầu. Song do số lượng nhà thầu lớn nên có thể có những nhà thầu có phẩm chất, năng lực kém tham dự và sẽ mất nhiều thời gian cùng với chi phí cho việc tổ chức đấu thầu.
    2. Đấu thầu hạn chế:
    Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời 1 số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người (cấp) có thẩm quyền chấp thuận.
    Hình thức này áp dụng khi:
    - Chỉ có 1 số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
    - Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.

    [​IMG]
     
Đang tải...