Luận Văn Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi n

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2012 dài 73 trang
    Đề tài: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3
    1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3
    1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 4
    1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng. 4
    1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán. 4
    1.1.2.3 Chức năng tạo tiền. 5
    1.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 5
    1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn. 5
    1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn. 6
    1.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng. 6
    1.2 Những vấn đề chung trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. 7
    1.2.1 Khái niệm và phân loại cho vay. 7
    1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay. 7
    1.2.1.2 Phân loại cho vay. 8
    1.2.2 Các vấn đề chung về hoạt động cho vay. 11
    1.2.2.1 Nguyên tắc cho vay. 11
    1.2.2.2 Điều kiện cho vay. 12
    1.2.2.3 Quy trình cho vay. 13
    1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động cho vay. 13
    1.3 Hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. 15
    1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay. 15
    1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay. 15
    1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính. 16
    1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng. 17
    1.3.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về quy mô hoạt động cho vay. 17
    1.3.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu an toàn. 18
    1.3.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu về thu nhập. 19
    1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. 19
    1.3.3.1 Các nhân tố khách quan. 19
    1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan. 21
    1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay. 23
    1.3.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại 23
    1.3.4.2 Đối với khách hàng. 24
    1.3.4.3 Đối với nền kinh tế. 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI. 26
    2.1 Khái quát về NHNo & PTNT – Chi nhánh Bắc Hà Nội 26
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 26
    2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam 26
    2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội 27
    2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội. 28
    2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội. 29
    2.1.2.1 Tình hình huy động vốn. 29
    2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn. 31
    2.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. 33
    2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh. 34
    2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội 35
    2.2.1 Quy mô dư nợ tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội 35
    2.2.2 Tình hình cho vay, thu nợ. 37
    2.2.3 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu. 40
    2.2.3.1 Nợ quá hạn và nợ xấu. 40
    2.2.3.2 Tình hình xử lý nợ xấu của Chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội 41
    2.2.4 Thu nhập từ hoạt động cho vay. 43
    2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay tại NHNo & PTNT – Chi nhánh Bắc Hà Nội 43
    2.3.1 Đánh giá hiệu quả cho vay theo các chỉ tiêu. 43
    2.3.1.1 Các chỉ tiêu định tính. 43
    2.3.1.2 Các chỉ tiêu định lượng. 45
    2.3.1.2.1 Nhóm chỉ tiêu quy mô hoạt động cho vay. 45
    2.3.1.2.2 Nhóm chỉ tiêu an toàn. 47
    2.3.1.2.3 Nhóm chỉ tiêu về thu nhập. 47
    2.3.2 Những kết quả đạt được. 48
    2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân. 50
    2.3.3.1 Hạn chế. 50
    2.3.3.2 Nguyên nhân. 51
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 53
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI. 54
    3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội trong thời gian tới 54
    3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội 55
    3.2.1. Tăng cường huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. 56
    3.2.3. Mở rộng dư nợ, tăng thu, giảm chi 57
    3.2.4. Tăng cường công tác thẩm định cho vay. 58
    3.2.5. Tăng cường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. 59
    3.2.6. Tăng cường biện pháp đảm bảo tiền vay. 59
    3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng 61
    3.2.8. Đẩy mạnh chiến lược Marketing đối với hoạt động tín dụng. 62
    3.2.9. Hoàn thiện cơ chế tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. 63
    3.3 Một số kiến nghị 64
    3.2.1. Đối với Chính phủ. 64
    3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước. 65
    3.2.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 66
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 67
    KẾT LUẬN 68


    LỜI MỞ ĐẦU
    *Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong mấy thập kỉ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, công cuộc đổi mới nền kinh tế đã đạt được rất nhiều thành tựu mang ý nghĩa lịch sử to lớn, đưa nước ta thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, hội nhập vào khối quốc gia có thu nhập trung bình trên trế giới. Nhờ đó, thế và lực Việt Nam trên trường quốc tế đang nâng cao chưa từng thấy. Hòa nhịp cùng sự đổi mới của đất nước, ngành Ngân hàng cũng dần thay da đổi thịt, ngày càng phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là mạch máu chủ lực “bơm” tiền cho nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng là cánh tay chủ lực của Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, Hiện nay, mạng lưới ngân hàng đã phủ sóng hầu hết các địa bàn trong cả nước, đồng thời còn vươn ra khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần tích cực cho các thành phần kinh tế phát triển. Trong các sản phẩm, dịch vụ của ngành Ngân hàng, các sản phẩm cho vay là một bộ phận vô cùng quan trọng, bởi vốn là yếu tố không thể thiếu cho các dự án sản xuất kinh doanh. Với tình hình thực tế của nước ta hiện nay, khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ ngày càng mạnh mẽ, việc giải ngân của các Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, để nâng cao doanh thu, tăng cho vay là điều tối cần thiết. Vậy tình hình hoạt động cho vay của các Ngân hàng hiện nay ra sao? Làm thế nào để nâng cao chất và lượng cho vay? Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, em đã nghiên cứu và chọn cho mình đề tài luận văn tốt nghiệp:"Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội".
    *Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở các kiến thức cơ bản về hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay và phân tích tình hình thực tế về hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Chi nhánh Bắc Hà Nội trong ba năm gần đây, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn của em gồm 3 phần chính:
    Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Chi nhánh Bắc Hà Nội.
    Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội.
    Do còn hạn chế về mặt thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài luận văn của em không tránh khỏi có những sai sót nhất định. Em mong sẽ nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của thầy cô và các anh chị cán bộ ở phòng tín dụng tại nơi em thực tập để bài luận văn được hoàn thiện và sâu sắc hơn.
    Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
    giáo trong khoa Ngân hàng – Bảo hiểm, Học viện Tài Chính, đặc biệt là thầy
    Nguyễn Văn Lộc đã trực tiếp hướng dẫn em và các phòng chức năng trong NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành bài luận văn này.
    Em xin chân thành cảm ơn!


    CHƯƠNG 1

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
    1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
    Ngân hàng ra đời là thành quả tất yếu trong quá trình phát triển của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngân hàng được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Khi mới ra đời, NHTM hoạt động chủ yếu là cho vay đối với lĩnh vực thương mại, nhưng ngày nay hoạt động của nó đã mang tính tổng hợp và đa năng. Các NHTM không chỉ có quan hệ rộng với mọi khách hàng thuộc các lĩnh vực và các thành phần kinh tế khác nhau, mà còn thực hiện rất nhiều các dịch vụ về tiền tệ - tín dụng. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nói về ngân hàng, về chức năng, nhiệm vụ, vai trò hay các dịch vụ mà nó cung cấp cho nền kinh tế.
    Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã xác định “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dụng nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán” và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì “ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
    Theo Nghị định 49/2000/NĐ – CP ngay 12 tháng 9 năm 2000, ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà Nước.
    Các định nghĩa ngân hàng thương mại trên tuy có cách diễn đạt khác nhau, song nhìn chung đã thể hiện được các đặc trưng cơ bản sau:
    · Là một tổ chức được phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả
    · Sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, chiết khấu và đầu tư.
    · Thực hiện các khoản thanh toán và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
    Những tổ chức tín dụng nào có đầy đủ ba đặc trưng trên mới được coi là ngân hàng thương mại.
    1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
    1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng
    Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch lãi suất nhận tiền gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, người đi vay, bản thân NHTM và lợi ích cho nền kinh tế.
    1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
    Ở đây, NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các giao dịch thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho minh phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...