Luận Văn Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình Việt Nam-Vẻ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn

    LỜI MỞ ĐẦU

    Du lịch đang ngày càng trở thành 1 trong những công cụ có hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới. Theo tổ chức Du lịch thế giới, du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới, với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp, 75% hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách, du lịch toàn cầu mỗi năm mang lại thu nhập hơn 514 tỷ USD, tại 83% nước trên thế giới, du lịch là 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Carribe, 50% GDP là từ du lịch. Hơn 80% du khách quốc tế là công dân 20 nước châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản. Pháp đang là nước đón nhiều du khách nước ngoài nhất ( khoảng 75 triệu lượt ), tiếp đó là Tây Ban Nha ( 53 triệu lượt ), Mỹ (41.9 triệu lượt ), Trung Quốc hiện đứng thứ 5 trong danh sách này, có thể nhanh chóng chiếm ngôi vị của Pháp để trở thành nước thu hút nhiều khách du lịch nhất. Du khách từ châu Á-Thái Bình Dương đã tăng từ 81.8 triệu lượt người năm 1995 lên 131 triệu lượt năm 2002, chiếm gần 115 tổng số du khách thế giới.
    Rõ ràng, du lịch chính là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo, đồng thời khoản tiền do du khách đem lại cho các khu vực nghèo đói trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các Chính phủ.
    Đối với Việt Nam, du lịch là ngành công nghiệp không khói hàng năm đem lại 1 nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Điểm mạnh của du lịch Việt Nam chính là tiềm năng du lịch dồi dào. Chúng ta có 1 lợi thế quan trọng đó chính là bản sắc văn hoá độc đáo, phong phú, đa dạng. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà toàn cầu hoá đang bùng nổ như vũ bão, thì sự tìm kiếm những nét riêng, độc đáo nhằm tôn vinh vẻ đẹp “hoà nhập nhưng không hoà tan” lại trở thành 1 vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia. Cái gọi là “đậm đà bản sắc dân tộc” chính lá thứ tạo ra sức hút, sức hấp dẫn riêng không thể hoà lẫn của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi khu vực trong bức tranh chung của thế giới.
    “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” câu slogan vừa chiến thắng trong cuộc thi “Tìm kiếm slogan mới cho ngành du lịch Việt Nam” liệu có thực sự có ý nghĩa truyền bá rộng rãi cho ngành du lịch Việt Nam hay không? Ngành du lịch nói riêng và Việt Nam nói chung đang làm gì để tạo ra nét đẹp tiềm ẩn của chính mình trong mối quan hệ với thế giới? Làm sao ý tưởng của câu slogan không trở thành khuôn sáo, phi thực tế? Làm sao để khách du lịch, các nhà đầu tư và bạn bề thế giới nhìn vào Việt Nam, tiếp cận với Việt Nam có thể cảm nhận được vẻ đẹp thực sự nhưng tiềm ẩn, tinh tế của người Việt, cảnh Việt, đất Việt, nền kinh tế Việt, văn hoá Việt, cộng đồng Việt?
    Vẻ đẹp Việt Nam sẽ mãi chỉ là tiềm ẩn nếu như không được khơi gợi, hoạch định chiến lược cụ thể mà trong đó vấn đề truyền thông quảng bá là hết sức quan trọng. Ngành du lịch đã tiến hành những chương trình quảng cáo nào, thực hiện những hoạt động PR gì để quảng bá cho chương trình “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” hay chính là quảng bá cho hình ảnh của 1 đất nước và hiệu quả của nó đạt được đến đâu đối với ngành du lịch? Đó chính là lý do em chọn đề tài “Các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” của Tổng cục du lịch Việt Nam” nhằm tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề trên để từ đó có thể đưa ra 1 số giải pháp giúp việc thực hiện được tiến hành tốt hơn nữa giúp cho việc quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam ra khắp 5 châu 4 bể, từ đó không những giúp người Việt Nam hiểu rõ thêm về đất nước mình mà còn giúp bạn bè thế giới biết đến Việt Nam như 1 điểm đến an toàn, thân thiện với vẻ đẹp riêng mang đậm tính dân tộc.
    Đề tài của em được trình bày thành 3 chương lớn như sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận
    Chương II: Thực tế các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “ Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” của Tổng cục du lịch.
    Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “ Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”.
    Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
     
Đang tải...