Chuyên Đề Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Bước vào thế kỷ XXI, bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi to lớn, vượt bậc. Có rất nhiều yếu tố tác động, nhưng có thể nói vốn đầu tư XDCB là nhân tố có vai trò hết sức to lớn. Nhờ đó mà xây dựng được cơ sở hạ tầng, phát triển và tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư .Tính chung trong 9 năm (từ 1991-1999) tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 1.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN chiếm 22%-24% [2].
    Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hàng năm phải được trung ương trợ cấp. Tuy nhiên những năm gần đây, Quảng Bình đều đạt các chỉ tiêu đề ra, có nhiều lĩnh vực được địa phương chú trọng, đặc biệt là công tác đầu tư XDCB. Đường lối phát triển theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV: "đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa tỉnh nhà ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước"[28]. Muốn làm được điều này, Quảng Bình cần phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh cao.
    Thực tế hiện nay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của Quảng Bình đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho vốn đầu tư XDCB từ NSNN sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Điều này đã làm hạn chế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh.
    Để tăng cường hơn nữa vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những tồn tại, thì: các cấp, ban, ngành quản lý vốn đầu tư XDCB ở Quảng Bình phải tìm nhiều giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong giai đoạn hiện nay. Là một cán bộ làm việc ở ngành Tài chính với những kiến thức đã học, nghiên cứu và tìm hiểu về thực tế sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình, tác giả chọn đề tài: "Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình" .
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu chung của luận văn là nhằm khái quát hoá, hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận chung liên quan đến nội dung của đề tài thuộc lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN. Trên cơ sở đó luận văn này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
    - Đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bình.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bình.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng: Là vốn đầu tư XDCB và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
    - Phạm vi: + Vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình.
    + Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2001-2005.
    + Các giải pháp đề xuất từ năm 2006-2010.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian
    - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp từ các đơn vị cơ sở, sử dụng các phép kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn XDCB từ NSNN.
    - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm: Phần nội dung nghiên cứu có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn về đầu tư XDCB và vai trò của vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
    Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bình trong thời kỳ 2001-2005
    Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2006-2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...