MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 4 1.1 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan 4 1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử 5 1.3 So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử 8 1.4. Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử 11 1.4.1. Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử 11 1.4.2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử 12 1.4.3. Hồ sơ hải quan 13 1.4.4. Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử 13 1.4.5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan 14 1.5. Giới thiệu tờ khai hải quan và cách khai 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TP. HCM 18 2.1. Tổng quan về tình hình khai báo HQĐT XNK tại TP. HCM 18 2.1.1. Tổng kim ngạch hàng hoá XNK khai báo HQĐT tại TP. HCM trong 3 năm gần đây 18 2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại TP. HCM đến năm 2020 32 2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM 35 2.3. Tình hình thực hiện XNK hàng hóa của các loại hình DN tại TP. HCM 36 2.4. Phạm vi đánh giá thực trạng quy trình TTHQĐT 42 CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA QUY TRÌNH TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ Ở CÁC CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG XNK VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 43 3.1. Các hoạt động thực hiện quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK khẩu bằng đường biển tại TP. HCM 43 3.1.1. Các quy trình thực hiện 43 3.1.1.1. Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ 43 3.1.1.2. Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng 44 3.1.1.3. Làm thủ tục hải quan 48 3.1.2. Quá trình của hệ thống trong quản lý dữ liệu khai báo HQĐT 50 3.1.3. Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả quy trình TTHQĐT 51 3.2. Điều tra về thực trạng quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 53 3.2.1. Cách viết phiếu điều tra 53 3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra 55 3.2.3. Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 57 3.2.4. Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra 58 3.2.5. Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu 59 3.2.6. Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 1 60 3.2.7 Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 2 61 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 75 3.3.1 Một số giải pháp cấp công ty 75 3.3.2 Một số giải pháp cấp cơ quan, bộ, ngành 77 KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU © TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia. Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm 2005. Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi vào đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan truyền thống, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp. Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tốt nghiệp vẫn còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè để tôi có thể hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình, tiếp tục nghiên cứu mở rộng và áp dụng đề tài vào công việc sắp tới. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Khẳng định sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan điện tử. - Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM, nói riêng và phát triển mô hình thông quan điện tử tại Việt Nam, nói chung. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này thông qua phương pháp chung như sau: - Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu năm chọn so với năm gốc. - Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại TP.HCM nói chung và cả nước nói riêng. - Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu sơ cấp: Ø Quan sát: tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế về quy trình hải quan điện tử tại các công ty trong quá trình nghiên cứu. Ø Khảo sát: phát phiếu khảo sát sau đó thu hồi lại, thống kê các số liệu trên công cụ Ms. Excel làm cơ sở phân tích, đánh giá. Số liệu thứ cấp: Các báo cáo, tài liệu về tình hình xuất nhập khẩu TP.HCM từ 2007-2011. KẾT CẤU CỦA KLTN: gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về thủ tục hải quan điện tử Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020