Tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp III

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp III

    Mục lục

    Lêi nãi ®Çu 3
    Ch­¬ng I. c¬ së khoa häc vÒ kinh doanh nhËp khÈu trong th­¬ng m¹i. 5
    I. tæng quan vÒ c«ng nghÖ marketing 5
    1. TÝnh tÊt yÕu cña kinh doanh xuÊt nhËp khÈu 5
    2. Vai trß vµ nhiÖm vô cña ho¹t ®éng kinh doanh nhËp khÈu hµng ho¸. 6
    3. Nhưng thuËn lîi vµ bÊt lîi cña ho¹t ®éng kinh doanh nhËp khÈu hµng ho¸ ®èi víi nÒn kinh tÕ quèc tÕ 7
    3.1. Những thuận lợi từ hoạt động nhập khẩu 7
    3.2. BÊt lîi tõ ho¹t ®éng nhËp khÈu 8
    4. ¶nh h­ëng cña m«i tr­êng ®Õn kinh doanh xuÊt nhËp khÈu doanh nghiÖp nãi chung. 9
    II. Nội dung cơ bản của hoạt động công nghệ marketing nhập khẩu ở
    Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu 15
    1. Nghiªn cøu thÞ tr­êng nhËp khÈu vµ lùa chän cÆp s¶n phÈm thÞ tr­êng cña c«ng ty xuÊt nhËp khÈu . 15
    2. C¸c quyÕt ®Þnh marketing-mix trong nhËp khÈu . 21
    3. Lùa chän h×nh thøc vµ triÓn khai qu¸ tr×nh nghiÖp vô nhËp khÈu hµng ho¸. 24
    4. KiÓm so¸t marketing nhËp khÈu 30
    5. HÖ thèng chØ tiªu ®¸nh gi¸ . 31
    III. Ảnh hưởng của môi trường đến kinh doanh xuất nhập khẩu tại
    Công ty Centrimex .32
    1. M«i tr­êng vÜ m« . 32
    2. M«i tr­êng vi m« . 33
    ch­¬ngII : ph©n tÝch thùc tr¹ng c«ng nghÖ marketing nhËp khÈu xe m¸y t¹i chi nh¸nh xuÊt nhËp khÈu tæng hîp III . 37
    I. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 37
    1. LÞch sö h×nh thµnh : . 37
    2. Chøc n¨ng vµ nhiÖm vô cña chi nh¸nh 38
    3. C¬ cÊu tæ chøc bé m¸y qu¶n lÝ cña chi nh¸nh : 39
    II. Tình hình hoạt động của chi nhánh 41
    1. Phân tích tình hình hoạt động .41
    2. Phân tích và đánh giá năng suất lao động của Công ty .44
    3. Thùc tr¹ng nghiªn cøu thÞ tr­êng nhËp khÈu vµ lùa chän cÆp s¶n phÈm thÞ tr­êng cña CENTRIMEX . .445
    4. C¸c quyÕt ®Þnh marketing-mix cña c«ng ty liªn quan ®Õn ho¹t ®éng nhËp khÈu . 52
    5. Quy tr×nh nhËp khÈu hµng ho¸ cña centrimex . 53
    III. Những ưu khuyết điểm tồn tại của Công ty 54
    1. ¦u ®iÓm: . 54
    2. Tån t¹i vµ khuyÕt ®iÓm: 54
    Ch­¬ng III. C¸c gi¶i ph¸p ®Ò xuÊt hoµn thiÖn c«ng nghÖ marketing nhËp khÈu. 55
    I. ph­¬ng h­íng nhiÖm vô kinh doanh n¨m 2002 vµ ®Þnh h­íng chiÕn l­îc cña chi nh¸nh . 55
    1. §Þnh h­íng chiÕn l­îc cña chi nh¸nh Hµ néi - C«ng ty XNK tæng hîp 3 trong thêi gian tíi : .55
    II. Các giải pháp đề xuất 55
    2. Ph­¬ng h­íng, nhiÖm vô n¨m 2002 : 55
    1. T¨ng c­êng ho¹t ®éng nghiªn cøu thÞ tr­êng . 57
    2. VÒ c«ng t¸c ®µm ph¸n kÝ kÕt hîp ®ång . 60
    3. Giư vưng thÞ tr­êng c¸c mÆt hµng träng ®iÓm kÕt hîp víi ®a d¹ng ho¸ mÆt hµng 61
    4. N©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn kinh doanh . 62
    5. §µo t¹o c¸n bé vµ c«ng nh©n ®Ó ®¸p øng nhu cÇu cña c«ng viÖc. 63
    ý kiÕn nhËn xÐt cña c«ng ty . 65


    Lời nói đầu

    .Trong điều kiện hội nhập và tự do hoá thương mại toàn cầu, xuất nhập khẩu là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nưóc hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy được những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng được những nguồn lực bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh của đất nước.
    Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.Đại hội đảng lần thứ IX vừa diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4/2001 đã đề ra chiến lược phát triển xuất nhập khâu trong giai đoạn 2001-2010.Với trọng tâm dành ưu tiên cho xuất khẩu tạo ra những khâu đột phá với bước đi vững chắc trong lĩnh vực này.Cùng với xuất khẩu thì nhập khẩu cũng được định hướng chặt chẽ với mục tiêu là phục vụ cho xuất khẩu, trong đó chú trọng nhập khẩu công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại nhằm tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho sản xuất, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
    Từ thực trạng nhập khẩu hàng hoá hiện nay các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam đã gặp không Ýt khó khăn trong kinh doanh:thông tin, nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung ứng .Đây chính là do các công ty chưa thấy rõ được tầm quan trọng và hiệu quả của việc thiết lập và thực thi hoạt động marketing đúng đắn.
    Từ những tồn tại trên, sau khi nghiên cứu tìm hiểu tình hình nhập khẩu của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.Với sự hỗ trợ của thầy giáo hướng dẫn Trần Thanh Toàn nhận thấy việc hoàn thiện hơn các hoạt động công nghệ marketing nhập khẩu cho công ty là cần thiết.Do vậy, sau thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp III tôi quyết định chọn đề tài Các giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp III.
    *Mục đích nghiên cứu : trên cơ sở phân tích chi tiết các nội dung, các khâu của quá trình marketing nhập khẩu chỉ ra được các ưu, nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm hòan thiện quá trình nghiên cứu, thiết lập, thực thi chương trình và kiểm soát marketing nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp III dưới điều kiện tự do hoá thương mại với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
    *Giới hạn nghiên cứu : Đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động nhập khẩu marketing hàng hoá trong mối quan hệ với nhiều yếu tố phức tạp trong môi trường marketing thương mại quốc tế.Mặt khác do khả năng hạn chế về không gian, thời gian và mặt hàng nên bài chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận của môn học marketing thương mại, marketing thương mại quốc tế để xử lí các vấn đề có liên quan đến hoạt động nhập khẩu của công ty.
    *Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp sử dụng trong bài chuyên đề này là phương pháp tiếp cận hệ thống duy vật biện chứng , logíc và lịch sử.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phương pháp tiếp cận thực tế các vấn đề lý luận, phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá và sơ đồ hoá dựa trên cơ sở các số liệu và tình hình thực tế của công ty nhằm đạt đưọc mục tiêu nghiên cứu của bài chuyên đề.
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.Kết cấu của bài chuyên đề được chia làm ba phần :
    Phần I : Cơ sở khoa học về kinh doanh nhập khẩu hàng hoá trong thương mại.
    Phần II : Phân tích thực trạng công nghệ marketing nhập khẩu xe máy tại chi nhánh xuất nhập khẩu Tổng Hợp III.
    Phần III : Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu của chi nhánh.


    Chương I. cơ sở khoa học về kinh doanh nhập khẩu trong thương mại.

    I. tổng quan về công nghệ marketing

    1. Tính tất yếu của kinh doanh xuất nhập khẩu.

    Hoạt động kinh tế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Cùng với sự phát triển của các quốc gia thì các nền kinh tế độc lập cũng dần được hình thành.Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động dẫn đến hoạt động kinh tế không chỉ bó hẹp trong phạm vi của quốc gia mà đã vượt ra khỏi biên giới của từng nước.Kể từ khi hoạt động trao đổi buôn bán giữa các nước ra đời thì nó đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia.Song trên thực tế không phải Chính phủ quốc gia nào cũng ủng hộ hoạt động thương mại quốc tế mà muốn xây dùng cho mình một nền kinh tế độc lập mang tính tự cung tự cấp.Thực tế đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể đề ra cho mình một mục tiêu đầy tham vọng như vậy, con đường thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của mỗi nước là phải hướng ra bên ngoài, mở rộng quan hệ giao dịch với các nước trong khu vực và trên thế giới.Do khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu .nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước không thể cung cấp đủ những hàng hoá, dịch vụ đáp ứng sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế mà cần phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ttrong nước cả về số lượng và chất lượng.Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể tạo nên thặng dư để có thể xuất khẩu sang các nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các thứ thiếu hoặc để trả nợ.
    Nh­ vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao dịch hàng hoá giữa các nước với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách quan của nền kinh tế.
    2. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá.

    2.1. Vai trò.

    2.1.1. Đối với doanh nghiệp.
    Cùng với xuất khẩu, thì hoạt động nhập khẩu là hình thức hoạt động chủ yếu của kinh doanh thương mại quốc tế.Mà thương mại quốc tế là một bộ phận của thương mại,cho nên trước hết nó phải đảm bảo lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp.Thông qua nó các doanh nghiệp có thể tăng năng lực sản xuất.
    Nhập khẩu hàng hoá cũng góp phần làm đa dạng hoá thị trường, là động lực bắt buộc thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải cải tiến kĩ thuật, đa dạng hoá sản phẩm để cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài trên thị trường trong nước và quốc tế.
    Kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp,không những ở thị trường quốc tế mà cả thị trường trong nước, thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước cũng như việc mở rộng quan hệ bạn hàng.
    2.1.2. Đối với nền kinh tế quốc dân.
    Nhập khẩu hàng hoá phục vụ đắc lực trong công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất.Nhập khẩu công nghệ, thiết bị kĩ thuật tiên tiến từ nước ngoài giúp cho nền sản xuất trong nước phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Từ đó, hoạt động nhập khẩu kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng.
    Mở rộng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị cũng là một trong những phương pháp quan trọng để tạo công ăn việc làm, giảm bớt lượng người thất nghiệp.Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, ở đó tỷ lệ thất nghiệp cao, người lao động khó có cơ hội tìm kiếm việc làm.
    Nhập khẩu hàng hoá cũng là một trong những nhân tố góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
    3. Những thuận lợi và bất lợi của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế quốc tế.

    3.1. Thuận lợi từ hoạt động nhập khẩu.

    Nhập khẩu trong nền kinh tế nhiều thành phần giữa các quốc gia tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi, kiểm soát lẫn nhau giữa các chủ thể.Từ đó, dẫn đến chất lượng hàng hoá sẽ tốt hơn, mẫu mã đẹp, giá hạ hơn góp phần tích cực vào định hướng cho người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá.
    Nhập khẩu hàng hoá trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ dẫn đến hình thành các liên doanh liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác nhằm tạo ra sức mạnh cho các chủ thể một cách tích cực.Xu hướng hiện nay trên thế giới cho thấy các chủ đầu tư thường tiến hành xâm nhập thị trường bằng cách xuất khẩu sản phẩm của mình để bán trong thị trường đó.Khi sản phẩm của họ đã có uy tín và số lượng bán đã được tăng lên thì thường tiến hành liên doanh liên kết để nhập khẩu công nghệ ngay tại chỗ, lúc đó việc làm cũng nhiều lên thu nhập của người lao động cũng tăng lên.
    Nhập khẩu hàng hoá cũng dẫn tới xoá bỏ nhanh chóng các chủ thể kinh doanh sản xuất các sản phẩm lạc hậu không thể chấp nhận được.Điều này có thể thấy rõ ở nước ta từ khi thực hiện chính sách mở cửa.Nhiều doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa vì không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt nhưng giá lại hạ.
    Nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến góp phần đẩy nhanh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Với kĩ thuật tiên tiến được nhập khẩu, sản xuất trong nước sẽ phát triển, chất lượng và số lượng hàng hoá sản xuất trong nước được nâng cao, đồng thời tỷ trọng xuất khẩu hàng thô sơ chế sẽ giảm đánh kể.Điều này sẽ góp phần làm giảm tình trạng thậm hụt ngoại tệ cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
    Ảnh hưởng tổng hợp của hoạt động nhập khẩu hàng hoá có thể dẫn tới việc trình độ khoa học tăng lên, nâng cao mức sống, tăng trưởng kinh tế cũng như gia tăng cơ hội xâm nhập vào thị trường thế giới và khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước trên thị trường quốc tế.
    3.2. Bất lợi từ hoạt động nhập khẩu.

    Nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng không có định hướng sẽ làm cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với hàng ngoại, đồng thời tạo ra tâm lí sính dùng hàng ngoại trong dân chúng, dễ làm cho nền sản xuất trong nước bị tụt hậu.
    Việc cạnh tranh giữa các chủ thể nhập khẩu về nguồn hàng, mặt hàng, khách hàng dễ dẫn đến thôn tính lẫn nhau bằng các biện pháp xấu nh­ mua tranh hàng, phá hoại hợp đồng nhập khẩu của nhau.
    Nhập khẩu hàng hoá là loại mua hàng hoá của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ tiêu dùng trong nước.Nhưng việc mua hàng ở đây có những đặc điểm riêng phức tạp hơn nhiều so với việc mua hàng hoá trong nước, như phải giao dịch đàm phán với nước ngoài mà người nước ngaòi có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, thị trường hàng tiêu dùng để nhập khẩu rất rộng lớn, khó kiểm soát khi mua hàng qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán thường là đồng tiền mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua các quốc gia, qua các biên giới khác nhau, phải tuân thủ theo những tập quán thông lệ quốc tế cũng như của địa phương.
    Bên cạnh đó, có không Ýt các doanh nghiệp kinh doanh thương mại chỉ dựa vào hoạt động nhập khẩu để kinh doanh đơn thuần nhằm thu lợi nhuận chênh lệch chứ Ýt quan tâm đến xuất khẩu hàng hoá.Từ đó dẫn đến tình trạng hàng hoá tiêu dùng được nhập khẩu tràn lan, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chưa được chú trọng nhập khẩu.Tình trạng này đã làm cho đất nước lãng phí rất nhiều ngoại tệ dành cho nhập khẩu những hàng hoá tiêu dùng mà trong nước đã có thể sản xuất được.
    4. Ảnh hưởng của môi trường đến kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp nói chung.

    Môi trường marketing của công ty bao gồm các tác nhân và các lực lượng nằm ngoài chức năng quản trị marketing của công ty và tác động đến khả năng quản trị marketing trong việc triển khai cũng như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với các khách hàng trọng điểm.Môi trường marketing của công ty bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
    4.1. Môi trường vĩ mô.

    Bao gồm những lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn ảnh hưởng tới toàn bộ nhân tố thuộc môi trường vi mô của công ty.Đó là những lực lượng về dân số, văn hoá xã hội, kinh tế chính trị, công nghệ và thiên nhiên.Đây là những lực lượng tiêu biểu cho cái không kiểm soát được mà công ty phải tiên liệu và phản ứng lại.
    *Môi trường nhân khẩu học.
    Đây là yếu tố đầu tiên, tiền đề bởi con người là yếu tố kiến tạo thị trường.Những người làm marketing phải chú ý đến quy mô, tốc độ tăng dân số.Bởi vì, hai chỉ tiêu đó phản ánh trực tiếp quy mô nhu cầu khái quát trong hiện tại và tương lai, do đó nó cũng phản ánh sự phát triển hay suy thoái của thị trường.
    Vậy để thích ứng một cách tốt nhất với môi trường nhân khẩu học đòi hỏi các nhà quản trị marketing phải phân tích đánh giá sự tăng trưởng dân số của từng khu vực để từ đó tiên liệu nhu cầu của phân đoạn thị trường.
    *Môi trường kinh tế.
    Môi trường kinh tế có ảnh ảnh trực tiếp đến những cơ hội và nguy cơ mà công ty phải đối mặt, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức mua của người tiêu dùng trong nuớc.Khi nền kinh tế thịnh vượng có tốc độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy tiêu dùng, giảm áp lực cạnh tranh trên thị trường do đó mở ra cho công ty cơ hội tăng quy mô kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng.Ngược lại trong thời kì suy thoái của nền kinh tế dẫn đến chỉ tiêu giảm, áp lực cạnh tranh tăng lên điều này sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường.Điều đó đòi hỏi công ty kinh doanh phải sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh các hoạt động thích ứng, nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được những mục đích trong kinh doanh.
    * Môi trường thiên nhiên.
    Trong những năm gần đây, điều kiện môi trường tự nhiên ngày càng xấu đi đã trở thành vấn đề nóng bỏng đặt ra khắp nơi trên thế giới, ở một vài nơi ô nhiễm môi trường đã đặt trong tình trạng báo động.Những nhà marketing cần phải nhạy bén với những mối đe doạ và cơ hội gắn liền với những xu hướng đang thay đổi trong môi trường tự nhiên để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
    * Môi trường chính trị pháp luật.
    Đây là một trong yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới quyết định marketing của công ty. Sự tác động của môi trường chính trị pháp luật tới các quyết định marketing được thể hiện dưới các khía cạnh sau :
    - Tác động của hệ thống pháp luật tới các quyết định marketing:các văn bản luật pháp như luật thương mại, luật thuế đã chỉ rõ công ty được kinh doanh hoặc cấm hay hạn chế kinh doanh hàng hoá gì, chất lượng hàng hoá như thế nào, có bị kiểm soát hay không vì vậy buộc các công ty phải tính toán khi thông qua các quyết định marketing.
    - Hệ thống các công cụ chính sách như : tài chính tiền tệ, thu nhập, xuất nhập khẩu những công cụ chính sách trên đều liên quan đến khuyến khích hay hạn chế cả sản xuất và tiêu dùng do đó buộc các công ty phải tính đến khi đưa ra các quyết định marketing.
    Cơ chế điều hành cuả chính phủ tác động lớn đối với các hoạt động của công ty: Nếu một chính phủ mạnh, điều hành chuẩn mực và tốt thì sẽ khuyến khích kinh doanh.Ngược lại, chính phủ điều hành không tốt thì các quyết định marketing trở nên mất phương hướng.Chẳng hạn như trong điều hành xuất nhập khẩu nếu số lượng, thời điểm, giá cả .hàng xuất nhập khẩu không được điều hành tốt đều có thể làm cho thị trường trong nước biến động và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
    * Khoa học và công nghệ.
    Khoa học và công nghệ nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước.Một đất nước không thể đi lên, không thể trở thành một cường quốc mạnh nếu chỉ có những công nghệ cũ kĩ lạc hậu, mà cần phải có những máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.với hàng công nghiệp nhập khẩu từ các nước phát triển, với công nghệ cao hiện đại cho phép chúng ta thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Chính vì thế việc nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước là rất cần thiết và cần được quan tâm hỗ trợ hơn nữa của các cấp các nghành có liên quan nhằm góp phần thoã mãn ngaỳ càng tốt nhu cầu tiêu dùng nội địa cả về số lượng và chất lượng.
    * Môi trường văn hoá.
    Môi trường văn hoá có ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động marketing trên thị trường trong nước và quốc tế.Nó được xem như rào cản vô hình đối với hoạt động kinh doanh quốc tế do mỗi quốc gia, khu vực có một nền văn hoá riêng quyết định mạnh mẽ đến hành vi, thái độ, tâm lí, sở thích của người tiêu dùng nước đó.Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các nhà quản lí, các nhà kinh doanh cần am hiểu về nền văn hoá của phía đối tác trong quan hệ giao dịch buôn bán.
    4.2. Môi trường vi mô.

    Để hoạt động marketing thành công, bộ phận marketing của công ty phải phối hợp hoạt động với các bộ phận khác của công ty và cân nhắc sự ảnh hưởng của những người cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing và khách hàng.Tất cả các lực lượng đó tạo thành môi trường vi mô được mô tả như sau:
    Biểu các yếu tố và lực lượng của môi trường vi mô

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]nhà
    cung cấp[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    *Công ty.
    Một công ty có cơ cấu tổ chức hợp lí, ăn khớp với nhau là tiền đề cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả .Các mục tiêu, chiến lược mà công ty đặt ra phải phù hợp với hoàn cảnh, có tính khả thi cao và phải áp dụng một cách có triệt để.Mọi hoạt động kinh doanh của các phòng ban đều phải báo cáo lên cấp trên, để cấp trên có những biện pháp giải quyết thích hợp. Đối với hàng hoá công nghiệp nhập khẩu đòi hỏi phải có những đội ngũ bán hàng có kinh nghiệm,có kiến thức, hiểu biết về tất cả các thông số kĩ thuật do đó các nhân viên trong công ty cần phải thường xuyên bổ xung kiến thức kịp thời.Hơn thế nữa uy tín truyền thống của công ty đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm duy trì và thu hút khách hàng.Đối với hoạt động công nghiệp này, vì nó có giá trị lớn nên trước khi nhập khẩu công ty cần phải nghiên cứu kĩ xác định rõ nhu cầu của thị trường thì mới cung cấp được loại hàng hoá công nghiệp thoã mãn nhu cầu mong đợi của khách hàng, nó giúp cho việc kinh doanh của công ty đạt được kết quả cao nhất, thu được lợi nhuận cao nhất.
    * Đối thủ cạnh tranh.
    Đó là các tổ chức đơn vị khác trong cùng nghành hàng cạnh tranh với công ty về cả nguồn lực và doanh số bán.Để có được những nhận định xác đáng về các đối thủ cạnh tranh, công ty phải nắm bắt được đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh về các mặt như: sức mạnh, điểm yếu, mục tiêu, nguồn lực, chiến lược marketing công ty phải xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp,đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.Thông thường các đối thủ cạnh tranh có chiến lược tương tự như công tylà các đối thủ trực tiếp và nguy hiểm nhất.
    Trên cơ sở phân tích các đối thủ cạnh tranh, công ty phải xây dùng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả như vậy công ty mới đạt được những thành công to lớn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, ngược lại sẽ đem lại cho công ty những thất bại thảm hại hoặc có thể dẫn đến sự phá sản trong hoạt động kinh doanh của mình.
    * Người cung cấp.
    Việc lựa chọn nhà cung cấp là rất quan trọng vì trên thị trường quốc tế có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm mà ta muốn nhập.Việc lựa chọn cho mình được nhà cung ứng làm sao có thể cung cấp hàng hoá với chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lí, có tính cạnh tranh trên thị trường .đòi hỏi các nhà quản trị trong công ty phải nắm bắt tất cả các thông tin về các nhà cung ứng, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và lựa chọn cho mình những nhà cung ứng tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu đề ra nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
    Khi nghiên cứu và lựa chọn đối tác để nhập khẩu cần lưu ý một số vấn đề:
    - Tình hình sản xuất, lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động, chất lượng, giá cả và uy tín của đối tác trên thị trường.
    - Khả năng về tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của đối tác.
    - Xem xét môi trường chính trị, kinh tế,chính sách và tập quán thương mại của nước nhập khẩu, điều kiện về địa lí .
    Sau khi lựa chọn được nhà cung ứng thích hợp công ty cần phải tạo được uy tín và thiết lập mối quan hệ thân thiết gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa công ty và các nhà cung ứng nước ngoài có như vậy mới tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của công ty có những bước đi vững chắc, đảm bảo nguồn hàng cung cấp đầy đủ khi có nhu cầu.
    * Khách hàng.
    Khách hàng là người quyết đinh sự thanh công hay thất bại của công ty kinh doanh trên thương trường.Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường.Khách hàng sẽ bao hàm nhu cầu, bản thân nhu cầu lại không giống nhau giữa các nhóm khách hàng và thường xuyên biến đổi.Nhu cầu và sự biến đổi của nhu cầu lại chịu chi phối của nhiều yếu tố, đến lượt mình nhu cầu và sự biến đổi của nhu cầu lại ảnh hưởng đến toàn bộ các quyết định marketing của công ty.Vì vậy, công ty phải thường xuyên theo dõi khách hàng và tiên liệu những biến đổi về nhu cầu của họ.Để nắm bắt và theo dõi về thông tin khách hàng, công ty thường tập trung vào năm loại thị trường khách hàng như sau: người tiêu thụ, nhà sản xuất, cơ sở mua đi bán lại,chính quyền và thị trường quốc tế.
    * Trung gian marketing.
    Các trung gian marketing là các nhà bán buôn, bán lẻ, các tổ chức dịch vụ như tư vấn, nghiên cứu marketing, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm .tham gia vào quá trình marketing của công ty giúp công ty tìm kiếm khách hàng và tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình tới người mua cuối cùng.Các trung gian là các nhà kinh doanh độc lập, họ có mục tiêu riêng, sức mạnh riêng và có chiến lược riêng trên thị trường.Công ty cần phải nghiên cứu kĩ về các trung gian để có thể lựa chọn và sử dụng tốt nhất trong quá trình làm marketing của mình.Công ty phải phát triển các tiêu chuẩn lựa chọn các trung gian cho phù hợp.
    * Quan hệ công chúng.
    Bất kì công ty nào cũng hoạt động trong môi trường bao gồm bảy loại công chúng trực tiếp sau: giới tài chính, các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng trực tiếp, quần chúng đông đảo và công chúng nội bộ(cán bộ công nhân viên trong nội bộ của công ty).
    II. nội dung cơ bản của hoạt động công nghệ marketing nhập khẩu ở công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.

    1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và lựa chọn cặp sản phẩm thị trường của công ty xuất nhập khẩu.

    1.1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu.

    1.1.1. Nghiên cứu khái quát thị trường.
    Nội dung nghiên cứu này còn gọi là nghiên cứu thăm dò và xâm nhập thị trường của công ty nhằm mục tiêu nhận định và đánh giá khái quát xâm nhập và tiềm năng của thị trường để đánh giá định hướng quyết định lựa chọn thị trừơng tiềm năng và chiến lược kinh doanh của công ty.Nội dung nghiên cứu bao gồm:
    - Nghiên cứu các nhân tố môi trường để phân tích được những rằng buộc ngoài tầm kiểm soát của công ty, cũng như những thời cơ có thể phát sinh có thể nắm bắt và xúc tiến chúng.
    - Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường chủ yếu thông qua các tài liệu thông kê về tiêu thụ và bán hàng giữa các không gian thị trường.
    - Nghiên cứu tổng quan kết cấu địa lí, mặt hàng .của thị trường tổng thể.
    - Nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường nghành, nhóm nghành, lĩnh vực kinh doanh.
    - Từ những phân tích các nội dung trên, công ty có cái nhìn tổng quan về định hướng chọn cặp sản phẩm thị trường triển vọng nhất, đánh giá tiềm năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần khả hữu hiệu và tập khách hàng tiềm năng của công ty.
    * Lựa chọn thị trường mục tiêu.
    Do tính chất của hàng hoá là hàng công nghiệp , là loại hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng nên công ty đã chọn cho mình được thị trường mục tiêu hợp lí. Các sản phẩm nhập khẩu của công ty thường được tiêu thụ ở một số thị trường đang có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh vì ở các khu vực thị trường này quá trình đô thị hoá và phân bổ dân cư đang diễn ra một cách mạnh mẽ, các khu công nghiệp và khu chế xuất đang được các bộ nghành quan tâm đầu tư lớn do đó nhu cầu về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tăng nhanh sẽ mở ra cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh trong hiện tại cũng như tương lai.
    1.1.2. Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ.
    Đây là một nội dung nghiên cứu trọng yếu đối với công ty thương mại trên thị trường vì việc xác định hiểu biết các dạng khách hàng có tập tính tiêu dùng mua hàng hiện thực và tinh thần xác định sẽ tạo lập mối quan hệ thích ứng phù hợp và hữu hiệu với thị trường của mình.Nội dung nghiên cứu bao gồm:
    * Xác định các thông số và phân loại tập khách hàng tiềm năng theo các chỉ tiêu kinh tế và xã hội học nh­ giới tính, tuổi, nghề nghiệp và tầng lớp xã hội .
    * Nghiên cứu các tập tính hiện thực của khách hàng nghĩa là nắm bắt được tập tính hoạt động, thói quen của khách hàng trong việc mua hàng và thu thập thông tin về sản phẩm.
    * Nghiên cứu tập tính tinh thần của khách hàng tiềm năng:đó là những điều mà khách hàng suy nghĩ, cách lựa chọn sản phẩm và quyết định mua hàng, ý kiến và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm được thể hiện qua mức độ tự chủ của khách hàng trong các quyết định mua hàng và mức độ ảnh hưởng của gia đình, ý kiến khen chê của khách hàng đối với các yếu tố chất lượng của sản phẩm, giá cả và mức giá được chấp nhận.
    * Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng:dung lượng thị trường của một được hiểu là sức dung nạp sản phẩm tối đa được mua bởi toàn bộ thị trường ở một mức giá xác định trong một thời gian xác định.Điều đó có nghĩa nhu cầu thị trường đạt trạng thái bão hoà.
    - Các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường được chia thành:
    + Các nhân tố làm dung lượng thị trường biến đổi có tính chu kì.
    + Các nhân tố tác động thường xuyên.
    + Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường.
    + Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường.
    1.1.3. Nghiên cứu cạnh tranh.
    Nghiên cứu cạnh tranh là việc tìm hiểu toàn diện mục tiêu chiến lược, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, để tạo ra một lợi thế cạnh tranh mạnh nhất có thể có được trong những điều kiện cụ thể của nguồn lực công ty có thể phát huy được cũng như trong điều kiện môi trường cạnh tranh luôn luôn biến động đòi hỏi công ty phải thích ứng.Nghiên cứu cạnh tranh giúp công ty xây dựng được kế hoạch phòng thủ chặt chẽ và kế hoạch tấn công có hiệu quả với đối thủ, giành thắng lợi trên thương trường .
    Nội dung này bao gồm những hoạt động linh hoạt và đa dạng nhất tuỳ thuộc vào các yếu tố đối thủ cạnh tranh từ cạnh tranh sản phẩm, giá, chất lượng, quảng cáo chiêu khách, chào hàng và quan hệ với công chúng, marketing hỗn hợp, dịch vụ sản phẩm, thương mại, lợi thế môi trường
    1.2. Nghiên cứu nguồn cung ứng nước ngoài.
     
Đang tải...