Luận Văn Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    Bảng 1: Qui mô niêm yết tại TTGDCK TP.HCM .24
    Bảng 2: Giá trị vốn hóa 10 công ty niêm yết lớn nhất tại TTGDCK TP.HCM
    Bảng 3: Qui mô giao dịch tại TTGDCK TP.HCM qua các năm .26
    Bảng 4: Qui mô niêm yết tại TTGDCK Hà Nội .29
    Bảng 5: Giá trị vốn hóa 10 công ty niêm yết lớn nhất tại TTGDCK Hà Nội 30
    Bảng 6: Qui mô giao dịch tại TTGDCK Hà Nội qua các năm 31
    Bảng 7: Một số chỉ tiêu lợi nhuận của 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường 33
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
    Biểu đồ 1: Số lượng cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK TP.HCM qua các năm .25
    Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn hóa TTCK so với GDP của một số quốc gia trong khu vực trong năm 2006
    Biểu đồ 3: Chỉ số VN-Index qua các năm (2003-2007) . 27
    Biểu đồ 4: Số lượng tài khoản giao dịch CK của NĐT qua các năm . 28
    Biểu đồ 5: Chỉ số HaSTC-Index qua các năm (2005-2007) .32


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài

    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vấn đề lớn nhất đặt lên hàng đầu đó là vấn đề cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán chính là giải pháp cho vấn đề này bởi tính ưu việt của nó có thể cung cấp nguồn tài chính cho tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả hay nói cách khác thị trường chứng khoán là tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
    Việc thành lập thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu khách quan của lịch sử, là một yêu cầu trước xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới và cũng là ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, được xem là thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất năm 2006. Nhưng sự phát triển đó vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Yếu tố “bong bóng” trên thị trường được thể hiện rất rõ. Một điều không cần phải tranh luận là mục đích cuối cùng của nhà đầu tư là lợi nhuận. Tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn các khoản vốn của mình sinh lợi cao nhất với độ rủi ro thấp nhất, đây là 2 yếu tố chi phối mọi hoạt động của họ. Vậy làm thế nào hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thị trường chứng khoán mang lại để thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư một cách tốt nhất, đồng thời thu hút các nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một sôi động hơn. Chính vì thế, việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam có ý nghĩa thiết thực và cấp thiết.
    2. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
    Luận văn đưa ra một số đóng góp chính như sau:
    - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các loại rủi ro có khả năng xảy ra khi thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán.
    - Điểm qua tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam sau 7 nam xây dựng và phát triển. Đánh giá tình hình hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, Hà
    Nội và các rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhận diện và phân tích các yếu tố rủi ro tác động đến nhà đầu tư nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro cho các nhà đầu tư cũng như góp phần nâng cao hiệu quả trong đầu tư chứng khoán.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Các yếu tố rủi ro trong đầu tư cổ phiếu mà nhà đầu tư tổ chức và cá nhân gặp phải khi tham gia vào thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam. Như vậy, luận văn không đến đề cập đến những rủi ro trong giao dịch cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC).
    Thời gian nghiên cứu: Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2007.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
    6. Kết cấu của luận văn
    Phần mở đầu
    Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
    Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua
    Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
    Kết luận
     
Đang tải...