Tài liệu Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng th

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trước xu thế toàn cầu hoá đang phát triển hết sức mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương nổi lên như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế toàn cầu. Để thực hiện được chức năng này, nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đóng vai trò là công cụ thiết yếu. Trong các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế là một nội dung quan trọng nhất, cụ thể: cung cấp các khoản bảo lãnh hoặc tín dụng như bảo lãnh phát hành L/C, cho vay đối với nhà nhập khẩu và chiết khấu chứng từ xuất khẩu, mua lại chứng từ nhờ thu đối với nhà xuất khẩu; làm trung gian thanh toán cho các bên liên quan, đảm bảo an toàn nhanh chóng và chính xác
    Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam được quan tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết như: đầu tư, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế và đầu tư phát triển công nghệ thanh toán hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động của NHTM là một trong những lĩnh vực dịch vụ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro trong thanh toán quốc tế xảy ra sẽ làm thiệt hại không nhỏ đến các NHTM cả về tài chính và uy tín. Nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản khi bị thiệt hại quá lớn và không có khả năng khắc phục rủi ro. Do đó, việc mở rộng thanh toán quốc tế (TTQT) của NHTM phải đi đôi với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
    Nhằm làm giảm thiểu các rủi ro cũng như thiệt hại cho các NHTM trong hoạt động TTQT, em chọn nghiên cứu đề tài: “ Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam”
    Trong phạm vi chuyên đề, em xin đề xuất một số biện pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT cũng như một số kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền đưa ra một số chính sách hỗ trợ cho các NHTM trong quá trình hoạt động của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Lê Đức Lữ cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình, những đóng góp bổ ích của các anh chị đang làm việc tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG
    HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM

    1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM.
    1.1.1. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với NHTM.
    Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế (TTQT), bảo lãnh Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, hoạt động TTQT đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ phát triển mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí cao, thông qua nghiệp vụ TTQT để chắp nối các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tín dụng Do đó, nghiệp vụ TTQT có thể được coi xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng co các NHTM Việt Nam ngày nay.
    Ngoài ra TTQT có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và đối với ngoại thương nói riêng. Đồng thời, TTQT còn là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác giúp NHTM phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì lẽ đó, trong thời gian gần đây, hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam được quan tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết như: đầu tư đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, làm nghiệp vụ TTQT và đầu tư phát triển công nghệ thanh toán hiện đại
    1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế.
    1.1.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền – REMITTANCE.
    a). Khái niệm và đặc điểm:
    Chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định trong tài khoản cho một người nhất định nào đó (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.
    Từ khái niệm đó cho thấy, chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó, người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán với nhau thông qua dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền
    chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm của khách hàng để hưởng phí, mà không bị ràng buộc bất cứ điều gì đối với các bên.
    Trong phương thức chuyển tiền áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, do đó, làm cho quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm. Chính vì nhược điểm này mà trong ngoại thương phương thức chuyển tiền thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.
    Có 2 hình thức chuyển tiền là:
    - Chuyển tiền bằng thư – Mail Transfer (M/T): Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.
    - Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Transfer (T/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT. Nội dụng chính của chỉ thị chuyển tiền qua điện cũng tương tự như trong thư chuyển tiền.
    Với 2 hình thức chuyển tiền nêu trên phí dịch vụ chuyển tiền bằng thư
    thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song lại chậm hơn rất nhiều so với chuyển tiền bằng điện.
    b). Quy trình nghiệp vụ:
    v Các bên tham gia:
    - Người chuyển tiền (Remitter): Là người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối Người chuyển tiền ( hay người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng ở một nước khác.
    - Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối do người chuyển tiền chỉ định và được nhận số tiền do ngân hàng chuyển đến.
    - Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là ngân hàng ở nước người chuyển tiền và thực hiện lệnh chuyển tiền do người này gửi đến.
    - Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng và thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người thụ hưởng.
    v Quy trình nghiệp vụ:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Ngânhàng
    chuyển tiền[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Ngân hàng
    trả tiền[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD](3)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD](2)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD](4)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [​IMG]

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Người chuyển tiền (Nhà NK)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Người thụ hưởng
    (Nhà XK)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD](1)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [​IMG]


    (1) Người xuất khẩu giao hàng và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
    (2) Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ và hàng hoá, nếu quyết định trả tiền thì viết lệnh chuyển tiền ( theo M/T hay T/T) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình.
    (3) Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh nhận trả tiền.
    (4) Ngân hàng trả tiền – thanh toán cho người xuất khẩu.
    1.1.2.2. Phương thức thanh toán ghi sổ - OPEN ACCOUNT.
    a). Khái niệm và đặc điểm:
    Ø Khái niệm: Đây là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thoả thuận. Như vậy, về thực chất đây là phương thức thanh toán nợ còn khất lại, ngược với phương thức thanh toán ứng trước.
    Ø Đặc điểm:
    - Không có sụ tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán.
    - Chỉ có bên tham gia thanh toán là nhà XK và nhà NK.
    - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh quyết toán.
    Quy trình nghiệp vụ:
    (1) Người bán giao hàng hoá và dịch vụ cùng với các chứng từ.
    (2) Báo Nợ trực tiếp.
    (3) Người mua dùng hình thức chuyển tiền để trả tiền khi đến hạn.
    Sơ đồ:
    [​IMG] (1)
    (2)

    (3)


    b). Điều kiện áp dụng:
    Phương thức thanh toán mở tài khoản thường được áp dụng thanh toán trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương vụ.
    - Dùng trong mua bán hàng đổi hàng, thường xuyên, trao làm nhiều lần trong năm.
    - Dùng trong thanh toán tiền gửi hàng bán tại nước ngoài.
    - Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch như: tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới uỷ thác, tiền lãi cho các khoản vay và đầu tư.
    1.1.2.3. Phương thức nhờ thu – COLLECTION OF PAYMENT.
    a). Khái niệm và đặc điểm:
    Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán hay chấp nhận thanh toán trên cơ sở hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra.
    Nhờ thu là sự dung hòa giữa: phương thức ghi sổ (có lợi cho nhà nhập khẩu bởi vì việc thanh toán tiền chỉ xảy ra sau khi đã nhận được hàng hóa) và phương thức ứng trước (có lợi cho nhà xuất khẩu, bởi vì nhà xuất khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng). Trong khi đó, bằng cách sử dụng ngân hàng như một trung gian thu hộ số tiền ở người mua trả cho người bán, phương thức nhờ thu có thể : giảm được rủi ro cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu, hạn chế sự chậm trễ trong việc nhận tiền đối với nhà xuất khẩu và nhận hàng đối với nhà nhập khẩu.
    b). Các bên tham gia:
    - Người có yêu cầu ủy nhiệm thu:: Là nhà xuất khẩu hàng hoá hay cung ứng dịch vụ (gọi chung là bên bán).
    - Người trả tiền: Nhà nhập khẩu hàng hoá hay dịch vụ (gọi chung là bên mua).
    - Ngân hàng nhận uỷ thác thu: là ngân hàng phục vụ bên bán.
    - Ngân hàng xuất trình: Là ngân hàng thu hộ, thường là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu.
    c). Phân loại và quy trình nghiệp vụ: Dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt thành 2 hình thức thu sau:
    c1). Nhờ thu phiếu trơn – Clean collection:
    Ø Khái niệm: Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu), còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng.
    Ø Quy trình nhờ thu phiếu trơn:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD](3)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD](6)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    (2) (7) (5) (4)

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD](1)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Nhà xuất khẩu[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Nhà nhập khẩu[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    [​IMG]


    Trong đó:
    (1) Nhà xuất khẩu gửi hàng hoá và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho nhà xuất khẩu.
    (2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu và đơn yêu cầu nhờ thu gửi tới ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền từ nhà nhập khẩu.
    (3) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu cùng lệnh nhờ thu tới ngân hàng nhà nhập khẩu để thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.
    (4) Ngân hàng nhà nhập khẩu thông báo và xuất trình hối phiếu cho nhà nhập khẩu để thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay) hay ký chấp nhận thanh toán hối phiếu (đối với hối phiếu kỳ hạn).
    (5) Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu kỳ hạn).
    (6) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nhà xuất khẩu.
    (7) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.
    Ø Rủi ro trong phương thức nhờ thu phiếu trơn: Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát, do đó:
    · Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu:
    - Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán.
    - Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém.
    - Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hay từ chối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.
    - Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của nhà nhập khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra toà nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.
    · Đối với nhà nhập khẩu:
    Rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hoá không được gửi đi, hoặc đã được gửi nhưng chua tới, hoặc khi nhận hàng hoá có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Như vậy, rủi ro đối với nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc với nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong những trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn nhau, cụ thể, nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng, còn nhà nhập khẩu thì phải có thiện chí thanh toán.
    Như vậy, phương thức nhờ thu trơn chỉ áp dụng trong những trường hợp:
    - Nhà xuất khẩu và nhập khẩu tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ - công ty con hoặc chi nhánh của nhau.
    - Thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập k hẩu hàng hóa, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm
    c2). Nhờ thu kèm chứng từ - Documentary Collection.
    Ø Khái niệm: Là phương thức thanh toán, trong đó, chứng từ gửi đi nhờ thu không chỉ bao gồm chứng từ tài chính, mà còn chứng từ thương mại. Ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.


    Ø Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]






    (2) (8) (6) (5) (4)


    (1)


    Trong đó:
    (1) Nhà xuất khẩu gửi hàng hoá cho nhà nhập khẩu.
    (2) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (bao gồm hối phiếu và các chứng từ thương mại) cùng đơn yêu cầu nhờ thu gửi tới ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền từ nhà nhập khẩu.
    (3) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cùng một lệnh nhờ thu tới ngân hàng nhà nhập khẩu để thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.
    (4) Ngân hàng nhà nhập khẩu thông báo và xuất trình hối phiếu cho nhà nhập khẩu.
    (5) Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc nhận trả tiền (đối với hối phiếu kỳ hạn).
    (6) Ngân hàng nhà nhập khẩu trao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
    (7) Ngân hàng nhập khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nhà xuất khẩu.
    (8) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.
    Trong nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ hàng hóa đối với nhà nhập khẩu. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Với cách khống chế theo bộ chứng từ này quyền lợi của bên bán được đảm bảo hơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên trong phương thức thanh toán này vẫn còn mặt hạn chế như sau:
    - Bên bán thông qua ngân hàng giữ hộ bộ hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của bên mua.
    - Bên mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa (không cần nhận hàng), không thanh toán khi thị trường biến động bất lợi cho họ.
    - Bên bán tuy vẫn có quyền sở hữu hàng hóa, bán hàng cho người khác nếu bên mua không thanh toán, song việc giải tỏa hàng gặp khó khăn và gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng.
    - Ngân hàng chỉ đứng vị trí trung gian thu tiền hộ bên bán không có trách nhiệm đến việc trả tiền của bên mua.
    1.1.2.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – LETTER OF CREDIT).
    Phương thức L/C: là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Lý do là nó bảo đảm quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán.
    a). Khái niệm và đặc điểm:
    Ø Khái niệm:
    Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.
    Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi được thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi đó phương thức thanh toán này đã được thiết lập. Tính chất độc lập của thư tín dụng được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình và nội dung của L/C đã được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh toán của ngân hàng không phụ thuộc vào thực trạng của hàng hoá. Nếu thực trạng của hàng hoá không đúng với chứng từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua không thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng với các điều khoản đã được quy định trong L/C.
    b). Các bên tham gia và ưu thế của phương thức thanh toán L/C.
     
Đang tải...