Các giải pháp nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2010-37-79TĐ
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Dục Quang
    Các thành viên tham gia: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hợp; TS. Lục Thị Nga; TS. Nguyễn Thị Thanh Mai; ThS. Lê Thanh Sử; Ths. Bùi Thanh Xuân; Ths. Đinh Văn Thái; Ths. Nguyễn Văn Giang.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 6 năm 2010/ tháng 6 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Đội ngũ giáo viên (GV) là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục, trong đó giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCNL) ở trường THPT có vai trò quan trọng thực hiện trách nhiệm này. GVCNL là người chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu và hội đồng sư phạm nhà trường về sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh cũng như về mọi mặt giáo dục của lớp mình phụ trách. Hiện nay công tác của người GVCNL ở trường THPT mặc dù có những thuận lợi nhất định, song vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt từ phía chủ quan của người GVCNL và khách quan từ xã hội.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn về người GVCNL, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GVCNL ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Tổng quan nghiên cứu về người GVCNL ở trường THPT
    - Các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu
    - Đáng giá năng lực giáo dục của đội ngũ GVCNL ở trường THPT và việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ này.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GVCNL ở trường THPT hiện nay.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Các trường THPT (11 trường) ở miền Bắc, Trung và Nam; Thực nghiệm sư phạm tại 02 trường THPT tại Hà Nội và Hải phòng. Đối tượng khảo sát gồm: GVCNL các trường THPT, giảng viên ĐHSP, CBQL trường THPT, sinh viên ĐHSP và học sinh THPT.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Khảo sát, dự giờ, nghiên cứu sản phẩm, phương pháp chuyên gia, tổng hợp số liệu trên phần mềm SPSS.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GVCNL ở trường THPT
    1.1. Một số khái niệm cơ bản
    1.2. Về người GVCNL ở trường THPT
    1.3. Năng lực giáo dục của người GVCNL
    1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của người GVCNL

    Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GVCNL ở trường THPT
    2.1. Đánh giá thực trạng qua khảo sát
    2.2. Kết quả đánh giá thực trạng

    Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GVCNL ở trường THPT
    3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
    3.2. Các giải pháp cụ thể
    3.3. Thực nghiệm sư phạm

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã nêu được những quan niệm về năng lực giáo dục của người GVCN lớp ở trường THPT. Đây là một loại năng lực rất cần cho GVCNL thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, giáo dục qua môn học, giáo dục qua các hoạt động giáo dục, hoạt động cộng đồng, năng lực vận dụng các nguyên tắc, hình thức tổ chức giáo dục, năng lực đánh giá kết quả, đạo đức của học sinh. Đề tài cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của GVCNL trong đó nổi bật yếu tố môi trường sư phạm, cán bộ quản lý nhà trường.

    Kết quả đánh giá thực trạng năng lực giáo dục của GVCNL cho thấy giáo viên chưa được đào tạo bài bản về công tác chủ nhiệm lớp ngay từ trường sư phạm, thiếu điều kiện để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Các trường THPT cũng ít tổ chức các hoạt động, chuyên đề bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp. Chế độ, chính sách cho người GVCNL chưa thỏa đáng dẫn đến họ chưa hẳn yên tâm với công việc được giao.

    Đề tài đã đề xuất được 03 nhóm giải pháp nâng cao năng lực giáo dục cho người GVCNL trường THPT đó là: (i) Nhóm giải pháp về rèn luyện năng lực giáo dục cho người GVCNL; (ii) nhóm giải pháp về quản lý và (iii) nhóm giải pháp về đào tạo.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    GVCNL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. GVCNL phải có năng lực giáo dục tốt trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Căn cứ vào chuẩn giáo dục nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT, đề tài đã đề xuất hệ thống năng lực giáo dục của GVCNL ở các trường THPT gồm 20 năng lực cụ thể. Đây là những năng lực cốt lõi mà thực tiễn yêu cầu đối với mỗi người GVCNL.
    <o:p></o:p>

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...