Thạc Sĩ Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI BÌNH THUẬN.
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH THUẬN - THỜI KỲ 2005-2010

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1/ Tính cấp thiết của đề tài:
    Bình Thuận nằm vào vị trí hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội,
    nằm trên trục giao lưu kinh tế của vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên và là cửa
    ngỏ phía Đông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng động lực với tốc
    độ tăng trưởng mạnh nhất của cả nước, gắn liền với một thị trường hết sức rộng
    lớn và sôi động. Ngoài vị trí thuận lợi, Bình Thuận còn được thiên nhiên ưu đãi
    rất giàu có tài nguyên tự nhiên, phong phú về tài nguyên du lịch
    Tuy nhiên, Bình Thuận là một tỉnh duyên hải lại có nhiều huyện, xã vùng
    cao vùng sâu, địa hình phức tạp, cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn, lạc hậu, điểm
    xuất phát kinh tế thấp.
    Những năm qua, trong công cuộc đổi mới Bình Thuận luôn luôn quan tâm
    đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tạo tiền đề để hướng tới công
    nghiệp hóa - hiện đại hóa, đầu tư và khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
    nhưng không làm cạn kiệt trữ lượng; đầu tư không chỉ tạo cơ sở vật chất phục vụ
    cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn là yếu tố để thu hút đầu tư trong tỉnh, ngoài
    tỉnh và quốc tế. Đặc biệt, để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
    khu vực, tỉnh Bình Thuận cũng đang ra sức đầu tư, khai thác mọi nguồn lực; đồng
    thời, để kêu gọi đầu tư mà chủ yếu là các lĩnh vực dịch vụ - du lịch - giải trí, chế
    biến nông sản - hải sản, chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu
    dùng, sản xuất - gia công sản phẩm cơ khí, điện tử, dệt - may, giày da, khai thác
    và chế biến khoáng sản, đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, công
    nghiệp và dịch vụ dầu khí.
    Chính vì vậy, đầu tư luôn luôn là cần thiết. Hàng năm Ngân sách tỉnh đã
    dành một khoản chi khá lớn (khoảng 30%) trong tổng chi ngân sách để chi cho
    đầu tư; tăng thu ngân sách được tỉnh ưu tiên bổ sung cho chi đầu tư và thường là
    mức chi năm sau cao hơn năm trước.
    Song, điều đáng lo ngại là hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư của nhà nước
    chưa cao, thất thoát lãng phí đang ở mức báo động, chất lượng công trình kém, là
    môi trường thuận lợi thoái hóa đội ngũ cán bộ quản lý
    Xuất phát từ những yêu cầu mang tính cấp bách như trên, việc định hướng
    và đề ra những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của
    tỉnh Bình Thuận từ nay đến năm 2010 là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong
    quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương. Việc hình thành nghiên cứu nội
    dung đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Bình
    Thuận thời kỳ 2005-2010” dưới dạng một luận văn với mục đích hướng đến giải
    quyết các yêu cầu bức xúc nêu trên.
    2/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    * Mục đích nghiên cứu: đề tài hướng mục đích vào việc nghiên cứu đề xuất
    các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực
    đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bình Thuận. Với những giải pháp tổng hợp này sẽ
    giúp cho công tác quản lý đầu tư đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng,
    hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong tương lai.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu: nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nêu lên
    những lý luận và thực tiễn về nội dung đầu tư, vốn đầu tư. Trên cơ sở lý luận, đi
    sâu phân tích đánh giá hiện trạng đầu tư của tỉnh Bình Thuận từ trước năm 2004,
    từ đó luận văn tập trung đề xuất một số giải pháp theo định hướng phát triển đầu
    tư tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ 2005-2010.
    3/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
    * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian đề tài giới hạn nghiên cứu toàn cảnh
    hoạt động đầu tư xây dựng của tỉnh Bình Thuận trong khoảng thời gian từ 2000-
    2004 và những năm tiếp theo.
    * Phạm vi không gian: đề tài được giới hạn trong phạm vi địa giới của tỉnh
    Bình Thuận nhưng cũng gắn kết với tình hình đầu tư của cả nước để các giải pháp
    đưa ra có tính gắn kết và bao quát hơn.
    Luận văn không giải quyết hết các nội dung liên quan đến đầu tư và cũng
    không có điều kiện đi vào các lĩnh vực chuyên sâu thuộc về kỹ thuật xây dựng,
    đầu tư công trình không phải của nhà nước
    4/ Phương pháp nghiên cứu:
    Cơ sở phương pháp luận của quá trình nghiên cứu đề tài là dựa trên thế giới
    quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, để nhận thức xem xét tình hình một cách hiện
    thực khách quan từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao.
    Ngoài ra, có các phương pháp được áp dụng như: Phương pháp khảo sát
    hiện trạng tại địa bàn tỉnh Bình Thuận để thẩm tra, đánh giá tình hình và có giải
    pháp phù hợp; phương pháp thu thập và xử lý thông tin để nắm thêm về tình hình
    đầu tư chung của một số công trình mang tính quốc gia, tình hình đầu tư một số tổ
    chức quốc tế thông qua các phương tiện như: sách, báo, tạp chí giúp cho việc
    nhận định, phân tích tình hình và giải pháp có tính bao quát hơn; kết hợp với các
    phương pháp khác như: thống kê, phân tích, so sánh
    Trên cơ sở lý luận khoa học về đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đối
    chiếu với hoạt động đầu tư xây dựng tại tỉnh Bình Thuận để đề xuất một số giải
    pháp thích hợp góp phần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng của tỉnh
    Bình Thuận.
    5/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    * Nêu được những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư xây
    dựng, những tiêu chuẩn và nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư trong quản lý chi ngân
    sách tỉnh.
    * Đúc kết kinh nghiệm về hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số nguồn
    vốn thuộc các tổ chức quốc tế, qua đó đối chiếu với tình hình thực tiễn Việt Nam
    để có biện pháp thích hợp.
    * Đề xuất các giải pháp theo từng nhóm cụ thể để nâng cao hiệu quả sử
    dụng vốn đầu tư tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2005-2010.
    6/ Hạn chế của đề tài:
    Lĩnh vực hoạt động đầu tư rất rộng và phong phú mà luận văn chưa có điều
    kiện đi sâu phân tích để xây dựng thành một đề tài toàn diện. Luận văn chỉ giới
    hạn nghiên cứu chủ yếu thực tiễn về hoạt động đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn
    ngân sách tỉnh Bình Thuận.
    7/ Kết cấu nội dung:
    Nội dung luận văn gồm có 3 phần chính, được kết cấu theo 3 chương như
    sau:
    Chương 1: Lý luận chung về vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
    Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
    tỉnh Bình Thuận - Thời kỳ 2001-2005
    Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh
    Bình Thuận - Thời kỳ 2006-2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...