Thạc Sĩ Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch bán hàng của Công ty Petrolimex giai đoạn 2006 – 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực, chuẩn bị tham gia WTO có rất nhiều
    cơ hội nhưng cũng không ít thử thách, các doanh nghiệp Việt Nam (VN) hoạt động
    trong môi trường kinh doanh với mức độ cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Khi
    nền kinh tế ngày càng phát triển , mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu
    tiêu dùng cũng tăng lên. Khách hàng không chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm
    mà cả chất lượng dịch vụ cung cấp sản phẩm của nhà cung ứng.
    Để khẳng định vị trí của mình, các doanh nghiệp VN buộc phải chuyển biến
    phù hợp với điều kiện kinh doanh mới, hoạch định chiến lược phát triển, đề ra các
    giải pháp đúng đắn, đặt biệt là các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán
    hàng để giữ vững thị trường, thị phần, kinh doanh có hiệu quả.
    2. Mục tiêu đề tài:
    + Nghiên cứu mô hình lý thuyết để tìm ra các yếu tố chính của chất lượng
    dịch vụ bán hàng của Petrolimex trên cơ sở cảm nhận từ phía khách hàng.
    + Xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các thành phần chất
    lượng dịch vụ bán hàng và sự thỏa mãn của khách hàng.
    + Phân tích thực trạng tình hình SXKD và đánh giá chất lượng dịch vụ bán
    hàng của Petrolimex, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán
    hàng của Petrolimex giai đoạn 2006-2015.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    + Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ bán hàng của ngành xăng dầu
    VN thông qua hoạt động của Petrolimex.
    + Phạm vi nghiên cứu: về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của Petrolimex.

    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
    chứng, duy vật lịch sử , phân tích, tổng hợp, hệ thống, lịch sử, so sánh và phương
    pháp nghiên cứu khác như:
    + Nghiên cứu sơ bộ: thông qua phương pháp đinh tính, tiến hành thảo luận
    tay đôi, để hoàn thiện mô hình thang đo về chất lượng dịch vụ bán hàng và sự
    thỏa mãn của khách hàng.
    + Nghiên cứu chính thức: sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
    Tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua việc trả lời bảng câu hỏi đánh giá về
    chất lượng dịch vụ bán hàng đối với khách hàng có sử dụng xăng dầu của
    Petrolimex.
    + Các phương pháp phân tích sử dụng phần mền xử lý số liệu của SPSS như:
    Hàm hồi quy tuyến tính, ANOVA, Phân tích nhân tố khám phá EFA
    5. Những kết quả chính của luận văn:
    (1) Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến chất lượng dịch vụ bán
    hàng, xây dựng mô hình chất lượng dịch vụ bán hàng và sự thỏa mãn khách hàng.
    Xây dựng thang đo lường chất lượng dịch vụ bán hàng, phân tích sự ảnh hưởng
    của các thuộc tính khách hàng tới chất lượng dịch vụ bán hàng.
    (2) Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ bán hàng của
    Petrolimex đến 06/2005 để xác định các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ
    bán hàng của ngành xang d?u VN.
    (3) Chương 3: Từ cơ sở nghiên cứu lý thuyết trong chương 1 và phân tích
    thực trạng của chương 2, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng
    của Petrolimex giai đoạn 2006 -2015. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị đối với
    Nhà nước để phát triển chất lượng dịch vụ bán hàng của ngành xăng dầu VN.




    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
    BÁN HÀNG VÀ SỰ THỎA MÃN KHÁCH HÀNG
    1.1 Chất lượng dịch vụ bán hàng và sự phát triển của ngành xăng dầu VN
    1.1.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ bán hàng
    1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng
    Khái niệm về chất lượng dịch vụ
    Khi bàn đến“ chất lượng” người ta thường nghĩ đến sản phẩm và dịch vụ
    hảo hạng đạt bằng hay hơn điều mong đợi của người mua. Theo quan điểm của tổ
    chức tiêu chuẩn thế giới ISO, chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng
    của nó, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác
    định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Dưới cái
    nhìn của khách hàng sản phẩm có chất lượng là sản phẩm hấp dẫn về hai mặt:
    thuộc tính công dụng (phần cứng) và uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp (phần
    mềm bao gồm: các dịch vụ khi bán sản phẩm, sau khi bán, sự quan tâm của doanh
    nghiệp đối với khách hàng )
    Như vậy, dịch vụ là việc thực hiện những gì mà doanh nghiệp đã hứa hẹn
    để thiết lập, củng cố, mở rộng, thắt chặt mối quan hệ lâu dài với khách hàng và
    thị trường. Đó chính là các hoạt động trong suốt quá trình mà khách hàng và nhà
    cung ứng tiếp xúc với nhau nhằm thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng.
    Khác biệt với các sản phẩm vật chất hiện hữu, dịch vụ là dạng sản phẩm
    không thể dễ dàng đánh giá chất lượng thông qua việc tiếp xúc trực tiếp. Dịch vụ
    có 3 đặc điểm cơ bản là: vô hình, không đồng nhất, không thể tách ly. Và dịch vụ
    chỉ đạt được chất lượng khi khách hàng chấp nhận, thông qua sự cảm nhận của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...