Luận Văn Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển N

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2012 dài 77 trang
    Đề tài: Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang trên con đường thực hiện CNH-HĐH đất nước, với mục tiêu của Đảng là đến năm 2020, nước ta về cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được điều này thì nền kinh tế cần tăng trưởng và phát triển hơn nữa. Một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế chính là sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phát triển doanh nghiệp về cả chiều rộng và chiều sâu đều đòi hỏi một lượng vốn lớn. Chính vì vậy, nhu cầu vốn đã và đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một trong những công cụ đắc lực đáp ứng nhu cầu này chính là cho vay TDH.
    Hệ thống NHTM Việt Nam có một vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng của cho vay TDH, các NHTM đã triển khai thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cho vay, tăng dần tỷ trọng cho vay TDH, giúp các doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu. Điều này chẳng những tạo điều kiện có thể nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cũng như quy mô hoạt động, phục vụ đắc lực cho công cuộc thực hiện CNH-HĐH mà còn tạo cơ sở phát triển cho chính các NHTM.
    Việc phát triển cho vay TDH như chúng ta đã thấy không chỉ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế mà còn trực tiếp mang lại lợi ích cho ngân hàng. Tuy vậy, trong thực tế, hoạt động cho vay TDH còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về chất lượng cho vay TDH. Dư nợ cho vay TDH thường chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn TDH còn cao khiến ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của NH và của nền kinh tế.
    Do vậy, giải pháp nâng cao chất lượng cho vay TDH luôn là một vấn đề
    nóng bỏng được nhiều người quan tâm, giải quyết. Đây cũng là một đề tài của
    nhiều cuộc trao đổi, thảo luận, nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề trên.
    Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu ở trường, cùng một thời gian được thực tập tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ, em đã chọn đề tài “ Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bài luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lí luận về chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại (NHTM).
    Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ thời gian gần đây.
    Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ thời gian tới.
    Do còn hạn chế về mặt thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài luận văn của em không tránh khỏi có những sai sót nhất định. Em mong sẽ nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của thầy cô và các anh chị cán bộ ở phòng tín dụng tại nơi em thực tập để bài luận văn được hoàn thiện và sâu sắc hơn.
    Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
    giáo trong khoa Ngân hàng – Bảo hiểm, Học viện Tài Chính, đặc biệt là thầy
    Nguyễn Văn Lộc đã trực tiếp hướng dẫn em và các phòng chức năng trong NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành bài luận văn này.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    CHƯƠNG 1:
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1. Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương Mại (NHTM)
    1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương Mại
    Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. NHTM ra đời là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Nó là sản phẩm của một nền sản xuất hàng hóa, là một bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếu trong nền kinh tế hiện đại.
    Theo luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; Cho vay; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”. Và NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các NHTM hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên nó tập trung vào ba lĩnh vực chính: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động trung gian.
    Hoạt động huy động vốn là hoạt động đầu vào của NH. Trong quá trình hoạt động của mình, NHTM phần lớn dựa vào việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các hình thức khác nhau: tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, phát hành chứng chỉ nhận tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu của NH. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức kinh tế. Khi huy động được vốn NH sẽ tìm kiếm lợi nhuận, vì NH cũng là một tổ chức kinh tế. NH sẽ sử dụng vốn để cho vay và đầu tư.
    Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng. Vì đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Hoạt động cho vay gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND, cho vay xuất nhập khẩu, tái chiết khẩu bộ chứng từ, cho vay theo chương trình dự án kinh tế
    Hoạt động trung gian là việc ngân hàng cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ liên quan: chuyển tiền, thông qua các hình thức ghi chép trên tài khoản của khách hàng tại ngân hàng như phát hành séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư cho vay, môi giới chứng khoán, quản lý hộ tài sản cho khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp , ngân hàng sẽ nhận được một khoản thu duới hình thức hoa hồng, phí.
    Ngày nay, xu hướng của ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận cao nhất.
    1.1.3. Vai trò ngân hàng thương mại
    NHTM với hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên các nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; Cho vay; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản luôn có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế:
    - Thông qua các hoạt động ngân hàng, quá trình tích tụ, tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.
    - Hoạt động ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, hỗ trợ tốc độ luân chuyển vốn, đẩy mạnh đầu tư phát triển.
    - NHTM có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ.
    - Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
    1.2. Cho vay trung và dài hạn của NHTM và vai trò của nó
    1.2.1. Khái niệm
    Có rất nhiều quan điểm về cho vay, tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu, trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì cho vay được hiểu như sau: Cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
    Có thể phân loại cho vay theo nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo thời hạn cho vay thì có thể phân thành: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn. Trong đó cho vay trung và dài hạn được định nghĩa như sau: “Cho vay trung và dài hạn trong hoạt động tại NHTM được hiểu là các khoản cho vay có kỳ hạn lớn hơn một năm trở lên (Trong đó từ 1 đến 5 năm được coi là cho vay trung hạn và trên 5 năm đuợc coi là cho vay dài hạn)”
    Cho vay TDH chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cố định của khách hàng để mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của doanh nghiệp. Từ đó cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Có thể nói, cho vay TDH là một phương thức tài trợ quan trọng về mặt tài chính của ngân hàng cho các doanh nghiệp, nhằm thỏa mãn các cơ hội kinh doanh, nâng cao tiềm lực doanh nghiệp, tạo đà phát triển cho nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...