Luận Văn Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công t

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Sự Tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất của xã hội phát triển phản ánh trình độ phát triển của xã hội hay nói cách khác nó nói lên diện mạo và sức mạnh của xã hội đó.
    Cùng với sự phát triển của xã hội, nền sản xuất ngày càng phát triển, những sản phẩm được sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đời sống. Để quản lý tốt quá trình kinh doanh trong điều kiện nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cần nhận biết đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, hiện tượng xã hội, quá trình kĩ thuật, hoạt động tài chính, nắm bắt đầy đủ và kịp thời hơn thông tin về nhu cầu ngày càng tăng, để từ đó ra các quyết định đúng đắn thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.
    Trước tình hình đó, hoạt động Marketing ra đời. Đối với nước ta thì đây là một lĩnh vực hoạt động còn rất mới mẻ và có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Marketing vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Nó là một công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, nhằm hiểu biết sâu hơn về tình hình thị trường, về khách hàng và về đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nó góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những mặt tích cực và mặt hạn chế. Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là quy luật đào thải. Chính mặt tích cực này đã làm cho nền sản xuất luôn luôn vận động theo chiều hướng đi lên. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố tiên quyết là phải có phương án kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận. Nhưng làm sao để xây dựng và thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn nhân lực, thị trường doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới cả về chiến lược và nội dung kinh doanh, ngoài ra còn phải đổi mới cả chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chiến lược kinh doanh đó, có như vậy mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và tăng dần sức cạnh tranh của sản phẩm mà mình kinh doanh trên thị trường.
    Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Cát Lâm(doanh nghiệp kinh doanh máy phát điện), được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa Marketing mà trực tiếp là cô giáo Nguyễn Thị Tâm, cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty nơi em thực tập, em đã lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
    “Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm”.
    Với kết cấu bài viết gồm ba chương:
    Chương một: Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thần của các doanh nghiệp.
    Chương hai: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm.
    Chương ba: Những biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.

    CHƯƠNG MỘT
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU LẮP ĐẶT VÀ ỨNG DỤNG MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
    TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.

    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU LẮP ĐẶT.
    1. Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt:
    1.1 Giới thiệu khái quát về đấu thầu:
    Ngày nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng và không thể thiếu được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nó góp phần đáng kể trong việc giúp làm tăng tính sôi động, làm lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh và đem lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Qua đấu thầu ta có thể khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi doanh nghiệp. Nhờ tính hữu ích của nó mà hầu hết các nước trên thế giới đã và đang tích cực áp dụng vào hoạt động kinh tế. Ở Việt Nam cũng vậy, quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính Phủ nhằm thống nhất quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước, bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, công bằng và có tính cạnh tranh trong đấu thầu, để thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, thuật ngữ “Đấu thầu” được hiểu như sau:
    “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu”.
    Đấu thầu bao gồm các loại sau:
    - Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư
    - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
    - Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị
    - Đấu thầu thi công xây lắp
    Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư được áp dụng đối với những dự án không cần chia thành các gói thầu, dự án thực hiện theo phương thức xây dựng chuyển giao(BT), dự án thực hiện theo phương thức xây dựng vận hành chuyển giao(BOT). Trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải bao gồm đủ các nội dung về đấu thầu tuyển chọn tư vấn, vật tư, thiết bị, xây lắp, vận hành và chuyển giao (nếu có). Đấu thầu dự án thực hiện theo chỉ dẫn được quy định trong một văn bản riêng do bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
    Đấu thầu tuyển chọn tư vấn bao gồm tư vấn chuẩn bị đầu tư, tư vấn thực hiện đầu tư và các tư vấn khác. Với loại hình này, đòi hỏi nhà tư vấn đầu tư và xây dựng phải có chứng chỉ xác định trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án. Phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính đúng đắn, chính xác, khách quan về chuyên môn và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ của hợp đồng.
    Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cũng có quy trình gần giống với các loại hình đấu thầu khác. Tuy nhiên, với loại hình này hồ sơ dự thầu sơ tuyển chỉ áp dụng đối với những thiết bị có công nghệ phức tạp, nếu có thì chỉ nêu các yêu cầu chính để lựa chọn nhanh các nhà thầu có đủ điều kiện tiếp tục tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm hướng dẫn để các nhà thầu hiểu rõ các yêu cầu của bên mình, các thủ tục sẽ được áp dụng trong quá trình đấu thầu. Những nội dung chủ yếu gồm: mô tả tóm tắt dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, năng lực, kinh nghiệm và địa vị pháp lý của nhà thầu, các chứng chỉ, những thông tin liên quan đến nhà thầu trong thời gian từ 5 đến 10 năm trước thời điểm dự thầu, tổ chức thăm hiện trường(nếu có) và giải đáp các câu hỏi của nhà thầu.
    Đấu thầu thi công xây lắp là một phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án xây dựng cơ bản. Đối với các dự án thuộc nhóm A (theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng) Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng cơ quan thuộc thẩm quyền thực hiện công tác xét duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, theo dõi chỉ đạo bên mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu thầu.
    1.2 Khái niệm về đấu thầu lắp đặt
    2. Nguyên tắc cơ bản được quy định trong tham gia đấu thầu lắp đặt:
    2.1 Nguyên tắc công bằng
    2.2 Nguyên tắc bí mật
    2.3 Nguyên tắc công khai
    2.4 Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ
    2.5 Ngyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý
    3. Hình thức dự thầu và phương thức đấu thầu:
    3.1 Hình thức dự thầu
    3.2 Phương thức đấu thầu
    3.2.1 Đấu thầu một túi hồ sơ(một phong bì)
    3.2.2 Đấu thâu hai túi hồ sơ(hai phong bì)
    4. Một số văn bản liên quan đến đấu thầu.
    5. Quá trình tham gia đấu thầu:
    5.1 Trình tự tổ chức đấu thầu.
    5.2 Trình tự dự thầu.
    III. Marketing - giải pháp tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu:
    1. Vai trò của Marketing trong đấu thầu.
    2. Khái niệm Marketing ứng dụng trong đấu thầu.
    3. Cạnh tranh trong đấu thầu:
    3.1 Bản chất của cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt
    3.2 Yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt

    Chương 2: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm
    I. Giới thiệu chung về công ty và một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của công ty:
    1. Sự hình thành và phát triển
    1.1 Sự hình thành
    1.2 Mốc phát triển và những thay đổi trong quá trình hoạt động
    2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
    3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh
    4. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh trong công ty:
    4.1 Cơ cấu tổ chức trong công ty
    4.2 Đặc điểm về vốn và khả năng tài chính
    4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
    4.4 Tình hình lao động
    4.5 Đặc điểm tổ chức kinh doanh
    II. Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm.
    1. Công tác mua hồ sơ dự thầu.
    2. Công tác lập, nộp hồ sơ dự thầu và ký kết hợp đồng.
    2.1 Lập hồ sơ dự thầu
    2.2 Nộp hồ sơ dự thầu
    2.3 Thời gian đánh giá
    2.4 Ký hợp đồng sau khi trúng thầu
    III. Đánh giá về quá trình tham gia đấu thầu của công ty.
    1. Những thuận lợi.
    2. Những khó khăn.
    3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của công ty.
    - Chủ quan
    - Khách quan
    IV. Ứng dụng Marketing trong công tác đấu thầu của công ty.
    1. Những hoạt động Marketing đã thực hiện.
    2. Đánh giá hoạt động Marketing trong công tác đấu thầu của công ty.
    Chương ba: Những biện pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.
    1. Dự báo môi trường kinh doanh.
    2. Dự báo thị trường máy phát điện trong những năm tới.
    2.1 Đánh giá chung về tình hình thị trường và những mục tiêu đặt ra trong tương lai.
    2.2 Các biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.
    2.3 Các biện pháp khác

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    - Quản trị Marketing của Philip Kotler
    - Tạp chí xây dựng số tháng 8/2003
    - Tạp chí xây dựng số tháng 1/2004
    - Báo đầu tư
    - Báo nhân dân
    - Quy chế đấu thầu (ban hành kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ)
    - Chế độ mới về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng
    - Hồ sơ năng lực công ty TNHH Cát Lâm
    - Báo cáo tài chính của công ty
    - Một số hợp đồng mà công ty đã thực hiện trong các năm qua
    - Luận văn khoá 41,42 khoa Marketing
    - Và một số tài liệu khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...