Luận Văn Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH-HĐH) mà toàn Đảng toàn dân ta tiến hành chỉ có thể thành công khi chúng ta thực sự tạo cho mình một trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại.
    Để có một trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trước tiên chúng ta phải đi trước một bước phát triển khoa học công nghệ. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa hoc- công nghệ sẽ là quốc sách hàng đầu trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung và trong công cuộc CNH- HĐH hiện nay nói riêng.
    Để nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước đòi hỏi chúng ta phải đồng thời kết hợp giữa vấn đề tự nghiên cứu phát triển khoa học trong nước với việc du nhập tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Với điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay chuyển giao công nghệ (CGCN) từ nước ngoài vào trong nước sẽ được ưu tiên trước một bước trong trọng tâm phát triển khoa học công nghệ.
    Tuy nhiên hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam mới chỉ thực sự mang đúng ý nghĩa của nó từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành đổi mới mở cửa nền kinh tế. Do vậy đây là một hoạt động kinh tế đối ngoại còn mới mẻ ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà bản thân các doanh nghiệp còn hạn chế rất nhiều về những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CGCN nước ngoài vào trong nước, từ đó làm cho hoạt động CGCN nước ngoài vào trong nước chưa mang lại những hiệu quả mong muốn, hoặc thậm chí phía Việt Nam còn phải gánh chịu những thua thiệt lớn trong khi thực hiện kinh tế đối ngoại mới này.
    Để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, đã có rất nhiều những công trình tài liệu nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực CNCG từ nước ngoài vào trong nước ở những góc độ, mức độ khác nhau. Với mong muốn góp một tiếng nói chung vào việc nâng cao hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam, và góp phần hoàn thiện hơn một bước những kiến thức liên quan hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam Khoá luận tốt nghiệp có đề tài :"Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam" với những kiến thức về lý luận và thực tế liên quan đến hoạt động CNCG, người viết hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu tham khảo bổ sung cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, đưa ra quyết định lựa chọn CGCN ở đơn vị mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của khoá luận là đi vào nghiên cứu và đi đến nắm vững các kiến thức liên quan hoạt động CGCN để từ đó có thể vận dụng linh hoạt vào từng trường hợp CGCN thực tế khác nhau. Và quan trọng hơn hết, người viết hy vọng rằng trên cơ sở nắm vững những kiến thức đó các doanh nghiệp có thể không ngừng nâng cao kiến thức kinh nghiệm của mình trong khi thực hiện hoạt động CGCN nước ngoài vào trong nước cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động đó, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH ở Việt Nam.
    3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
    Khoá luận này đi vào nghiên cứu những lý luận chung nhất về công nghệ và CGCN trên cơ sở kết hợp phân tích đánh giá thực trạng về công nghệ và CGCN cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam từ đó đi đến xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh một giải pháp công nghệ thích hợp với Việt Nam. Và tiếp đó là chú trọng hướng vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động CGCN trong mỗi doanh nghiệp.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực nghiệm thực tế dựa trên quan điểm duy vật biện chứng .
    Khoá luận này được xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu, thông tin thực tế liên quan đến CGCN cùng với việc tham khảo những kiến thức lý luận trong chương trình giảng dạy ở trường Đại học Ngoại thương qua các môn học như :Kinh tế ngoại thương; Quan hệ kinh tế Quốc tế; Đầu tư nước ngoài; Chuyển giao công nghệ ; Thanh toán quốc tế; Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương; Phân tích hoạt động kinh doanh xuât nhập khẩu và các môn học cơ bản, chuyên ngành khác. Khoá luận này còn xây dựng trên cơ sở tham khảo những định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ .
    5. Kết cấu nội dung
    Ngoài lời nói đầu và kết luận ra khoá luận được chia làm 3 chương sau:
    Chương I:Một số lý luận chung về công nghệ, chuyển giao công nghệ .
    Chương II: Thực trạng công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam .
    Chương III: các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...