Luận Văn Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Mở đầu

    Tính cấp bách của đề tài

    Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Phương pháp nghiên cứu

    Nội dung của đề tài

    CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO VÀ

    CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MNC)

    1.1 Công ty đa quốc gia và nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong các công ty đa

    quốc gia . Trang 03

    1.1.1 Khái niệm, vai trò của các công ty đa quốc gia trong hoạt động đầu tư trực

    tiếp nước ngoài . Trang 03

    1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của các công ty đa quốc gia . Trang 04

    1.1.3 Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong công ty đa quốc gia Trang 04

    1.2 Định giá chuyển giao trong các công ty đa quốc gia Trang 05

    1.2.1 Khái niệm Trang 05

    1.2.2 Nguyên tắc dựa trên giá thị trường của nghiệp vụ chuyển giao nội bộ

    (Arm’s Length Principle - ALP) . Trang 06

    1.2.3 Các phương pháp định giá chuyển giao trong các công ty đa quốc gia . Trang 08

    1.2.3.1 Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled

    Price Method – CUP) . Trang 08

    1.2.3.2 Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RPM) . Trang 10

    1.2.3.3 Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost Plus Method - CPM) Trang 11

    1.2.3.4 Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method - PSM) . Trang 13

    1.2.3.5 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional

    Net Margin Method – TNMM) Trang 15

    2

    1.3 Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia Trang 18

    1.3.1 Khái niệm Trang 18

    1.3.2 Động cơ thúc đẩy các công ty đa quốc gia thực hiện thủ thuật chuyển giá Trang 24

    1.3.2.1 Các động cơ bên ngoài công ty đa quốc gia . Trang 24

    1.3.2.2 Các động cơ bên trong công ty đa quốc gia . Trang 27

    1.4 Chống chuyển giá của một số quốc gia . Trang 28

    1.4.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ . Trang 28

    1.4.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc . Trang 29

    Kết luận chương 1

    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CÁC DOANH

    NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

    2.1 Đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam Trang 34

    2.1.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài . Trang 34

    2.1.2 Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam . Trang 37

    2.2 Phân tích hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp

    nước ngoài (FDI) tại Việt Nam Trang 39

    2.2.1 Thực trạng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI . Trang 39

    2.2.2 Phân tích hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

    trong thời gian qua Trang 41

    2.2.3 Nhận dạng các hình thức chuyển giá khác Trang 50

    2.2.3.1 Nâng chi phí cho các dịch vụ hành chính và quản lý . Trang 50

    2.2.3.2 Nâng chi phí bản quyền và các chi phí khác cho các tài sản vô hình Trang 50

    2.2.3.3 Nâng giá hoặc giảm giá hàng mua đi bán lại Trang 51

    2.2.3.4 Các giao dịch tài trợ . Trang 51

    2.2.3.5 Tài trợ bằng nguồn vốn vay từ công ty mẹ Trang 52

    2.3 Hậu quả tiêu cực của hành vi chuyển giá Trang 53

    2.3.1 Ảnh hưởng tiêu cực của chuyển giá tới các quốc gia tiếp nhận đầu tư



    3

    . Trang 54

    2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của chuyển giá tới các quốc gia xuất khẩu đầu tư

    . Trang 55

    2.4 Thực tế áp dụng các biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam và những

    vấn đề tồn tại . Trang 55

    2.4.1 Phương pháp so sánh giá thị trường tự do . Trang 56

    2.4.2 Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào . Trang 56

    2.4.3 Phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác định lợi tức chịu thuế

    Trang 57

    2.5 Nguyên nhân tạo nên những đặc trưng của hoạt động chuyển giá ở Việt

    Nam Trang 58

    2.5.1 Môi trường pháp lý của Việt Nam liên quan đến vấn đề chống chuyển giá

    hiện nay Trang 58

    2.5.2 Trình độ quản lý của các cơ quan hữu quan Trang 59

    Kết luận chương 2

    CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ CỦA VIỆT NAM

    TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

    Viễn cảnh về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới

    Các giải pháp chống chuyển giá của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh

    tế quốc tế

    3.1 Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô Trang 64

    3.1.1 Hoàn thiện các quy định luật pháp về thuế Trang 64

    3.1.2 Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Trang 65

    3.1.3 Ổn định đồng tiền Việt Nam . Trang 69

    3.1.4 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trong lĩnh

    vực đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 70

    3.1.5 Nhóm giải pháp liên quan đến các cơ quan, ban, ngành khác Trang 70



    4

    3.2 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật . Trang 71

    3.2.1 Phương pháp so sánh giá thị trường tự do . Trang 72

    3.2.2 Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào . Trang 73

    3.2.3 Phương pháp giá phí cộng thêm Trang 74

    3.2.4 Một số phương pháp bổ sung dựa trên nguyên tắc giá thị trường . Trang 76

    3.2.4.1 Phương pháp tỷ suất lợi nhuận – RRM Trang 76

    3.2.4.2 Phương pháp chiết tách lợi nhuận – PSM Trang 76

    3.3.4.3 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao – TNMM Trang 77

    3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ Trang 78

    3.3.1 Cải cách và thay đổi liên quan đến hoạt động ngân hàng Trang 78

    3.3.2 Ban hành quy định các dấu hiệu cho thấy có thể tồn tại hiện tượng chuyển

    giá trong một doanh nghiệp Trang 79

    3.3.3 Cần có các quy định thống nhất về thủ tục và điều chỉnh các mức

    giá kê khai cho phù hợp với giá thị trường Trang 79

    3.3.4 Các biện pháp phạt Trang 81

    Kết luận chương 3

    Kết luận


    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp bách của đề tài

    Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới

    (WTO) là sự kiện nổi bật hàng đầu cùng với việc Mỹ thông qua Quy chế thương

    mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và tổ chức thành công Hội nghị

    cấp cao APEC đã tạo nên vị thế mới cho nước ta trong khu vực và trên thế giới.

    Bên cạnh là những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 15 năm qua, giờ

    đây làn sóng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2006 cao nhất từ trước tới nay.

    Điều này là tin vui cho nước ta mở đường phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân

    sách đồng thời hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

    Song đi đôi với vấn đề này, có một điều mà chính phủ đau đầu đó là

    chuyển giá. Chuyển giá không còn là vấn đề mới mẻ và có nhiều báo cáo khoa

    học đề cập đến việc kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI

    nhưng bản thân tôi nghiên cứu với góc nhìn mới là làm thế nào để có thể quản lý

    và sử dụng luồng vốn này sao cho hiệu quả cao nhất mà không bị ảnh hưởng đến

    nguồn thu ngân sách chính phủ, vì thế tôi chọn đề tài “Các giải pháp kiểm soát

    hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” cho luận văn tốt

    nghiệp cao học của mình.

    2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Vấn đề cơ bản mà đề tài mong muốn giải quyết là nghiên cứu, phân tích

    hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

    tại Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp chống chuyển giá

    phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình Việt Nam.

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

    và hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

    7

    ngoài. Tuy nhiên, do các số liệu về hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp

    FDI tại Việt Nam là một vấn đề khá tế nhị và phức tạp nên các số liệu chỉ trình

    bày trong khả năng cho phép, rất khó có thể cập nhật. Việc nghiên cứu sẽ tập

    trung chủ yếu đối với TPHCM – nơi tập trung đầu tư trực tiếp nước ngoài với số

    lượng lớn và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của TPHCM nói riêng và Việt

    Nam nói chung.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài này được thực hiện trên cơ sở áp dụng nghiên cứu theo phương pháp

    duy vật biện chứng nhận thức thực tại khách quan kết hợp với phương pháp tổng

    hợp, quy nạp, diễn dịch cùng với phương pháp thống kê, phân tích các nguồn dữ

    liệu thu thập được. Các nghiên cứu về chuyển giá trong luận văn này sẽ được

    xem xét trước hết trên cơ sở lý thuyết về chống chuyển giá phổ biến hiện nay,

    sau đó sẽ được đối chiếu, kiểm nghiệm qua các ví dụ thực tế trước khi khái quát

    thành các nhận định làm cơ sở cho việc đưa ra các kết luận và các giải pháp xử lý

    cụ thể.

    4. Nội dung của đề tài

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được thể hiện 03

    chương :

    - Chương 1 : Lý luận tổng quan về định giá chuyển giao và chuyển giá

    trong các công ty đa quốc gia.

    - Chương 2 : Thực trạng hoạt động chuyển giá các doanh nghiệp đầu tư

    nước ngoài ở TPHCM trong thời gian qua.

    - Chương 3 : Các giải pháp chống chuyển giá của Việt Nam trong giai đoạn

    hội nhập.






     

    Các file đính kèm:

Đang tải...