Thạc Sĩ Các giải pháp hòan thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 16/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Quản lý giá thành xây dựng là một nội dung quan trọng trong quản lý đầu t ư
    xây dựng. Mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại đặt ra những yêu cầu quản lý
    phù hợp với nó, trong đó quản lý giá th ành xây dựng từ khu vực Nhà nước là một
    nội dung phức tạp, khó khăn nhất, đồng thời cũng l à yếu tố có tác động mạnh nhất
    và nhạy cảm nhất đối với thực tế đời sống x ã hội.
    Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới v à đưa nền kinh tế
    Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
    hướng xã hội Chủ nghĩa thì trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên tham gia thị trường
    đã trở nên rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã tích cực đổi mới và ban hành các cơ chế về
    quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT & XD) trong đó có các quy định về quản lý giá, giá
    thành xây dựng sao cho việc quản lý chúng cũng từng b ước được quản lý theo cơ
    chế thị trường, phù hợp với quy luật cung cầu. Vì vậy trong thời gian qua cơ chế
    chính sách về quản lý giá thành xây dựng đã đạt được những kết quả khả quan phù
    hợp với điều kiện mới của đất nước và phù hợp với xu thế của thời đại.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý giá
    thành xây dựng từ khu vực Nhà nước còn nhiều vấn đề hạn chế, đó là vấn đề định
    giá thành xây dựng và quản lý giá thành xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng,
    giá thành xây dựng được lập trong các hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế kỹ thuật nói
    chung còn chưa đạt được so với yêu cầu của công tác quản lý; giá cả xây dựng trong
    đấu thầu xây dựng công trình cũng đang là vấn đề nổi cộm, so với tr ình độ của các
    nước trong khu vực và trên thế giới.
    Trong bối cảnh hiện nay thì Đảng và Nhà nước đang thực hiện chính sách
    phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nhằm xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật
    chất kỹ thuật hiện đại. Do đó đầu t ư xây dựng ngày càng phát triển và số lượng các
    công trình xây dựng sẽ ngày càng tăng. Vấn đề quản lý giá thành xây dựng càng trở
    nên quan trọng. Làm thế nào để quản lý tốt, quản lý đúng theo pháp luật v à làm thế
    nào để nâng cao chất lượng quản lý giá thành xây dựng khi nguồn vốn đầu tư từ khu
    vực nhà nước trong tống số vốn đầu tư toàn xã hội dành cho đầu tư xây dựng ngày
    càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn?
    Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Các giải pháp hòan thiện quản lý giá thành
    của khu vực Nhà nước ở Việt Nam” sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề đã
    và đang được đặt ra và là một trong những đề tài mang tính cấp thiết đối với quản lý
    đầu tư xây dựng từ khu vực Nhà nước hiện nay.

    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý giá nói chung v à giá thành
    xây dựng từ khu vực Nhà nước nói riêng trong điều kiện cơ chế thị trường theo định
    hướng xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam.
    - Tổng quan về thực trạng quản lý giá thành xây dựng trong thời gian qua,
    phân tích những ưu và nhược điểm trong công tác quản lý giá th ành.
    - Trên cơ sở kết quả phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý giá xây
    dựng trong điều kiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu là quản lý giá thành xây dựng công trình (XDCT) từ
    khu vực Nhà nước.
    - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là đánh giá thực trạng về công tác
    định giá và quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước trong phạm vi cả
    nước từ năm 1998 đến nay. Đề xuất các giải pháp quản lý giá thành xây dựng từ
    khu vực Nhà nước định hướng đến năm 2015.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là:
    - Phương pháp luận duy vật biện chứng.
    - Phương pháp luận duy vật lịch sử.
    - Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá.
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống.

    5. Nội dung và kết cấu của luận văn
    Luận văn được trình bày gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và
    phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về dự án đầu tư, giá thành và quản lý giá
    thành xây dựng trong điều kiện kinh tế thị tr ường.
    Chương 2: Thực trạng giá thành xây dựng và quản lý giá thành xây
    dựng ở Việt Nam.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành
    xây dựng ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...