Tài liệu Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ngân hàng ở Việt Nam trong điệu kiện hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hoàn thiện các quy định về ngân hàng trung ương
    Sau gần hai mươi năm chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, môi trường pháp lí cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đã từng bước được xây dựng và ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực pháp lí quốc tế. Tuy nhiên, trước những đổi thay lớn lao của nền kinh tế chuyển đổi đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sức ép của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khung pháp lí hiện hành cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được tìm hiểu, nghiên cứu để từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện.
    a. Những hạn chế và bất cập


    Cùng với thời gian, sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế chuyển đổi trong bối cảnh hội nhập đã khiến cho pháp luật ngân hàng Việt Nam bộc lộ dần những hạn chế và bất cập, điển hình là những hạn chế, bất cập về cách tiếp cận khi quy định vị trí pháp lí, chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan phát hành tiền quốc gia (ngân hàng trung ương).
    Nhiều quy định hiện hành của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam đã và đang thể hiện lối tư duy và cách tiếp cận cũ, mang nhiều dấu ấn của cơ chế quản lí hành chính bao





    cấp trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các quy định này tỏ ra không phù hợp với thông lệ chung trên thế giới về địa vị pháp lí của cơ quan phát hành tiền quốc gia. Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau đây:
    - Việc đặt tên cho cơ quan phát hành tiền quốc gia là “Ngân hàng nhà nước Việt Nam” không phản ánh được chính xác bản chất cũng như chức năng cơ bản của cơ quan này, vốn dĩ là ngân hàng trung ương của Việt Nam. Cách gọi tên như hiện nay chỉ phản ánh được tính chất sở hữu nhà nước đối với cơ quan này chứ không phản ánh được bản chất đích thực và chức năng chính của nó là chức năng ngân hàng trung ương.
    - Các chức năng của Ngân hàng nhà
    nước hiện nay cũng được quy định theo hướng quá coi trọng chức năng quản lí nhà nước về ngân hàng, trong khi chức năng ngân hàng trung ương lại được quan tâm không thỏa đáng.
    - Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà
    nước Việt Nam còn nặng nề, cồng kềnh (với hệ thống 64 chi nhánh Ngân hàng nhà nước đặt tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương). Việc quy định mô hình tổ chức như vậy




    * Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    dường như chỉ nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước chứ không có nhiều tác dụng trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương.
    - Các quy định về hoạt động của Ngân hàng nhà nước còn thể hiện tư duy sử dụng mạnh mẽ các biện pháp hành chính trong quá trình quản lí nhà nước cũng như thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và giám sát an toàn đối với hệ thống ngân hàng.
    b. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
    ngân hàng trung ương
    Xuất phát từ nhận thức cho rằng ngân hàng trung ương là một thiết chế đặc biệt, xét trong bối cảnh và các mục tiêu cơ bản như đã phân tích ở trên, việc hoàn thiện pháp luật về ngân hàng trung ương ở Việt Nam cần hướng tới các giải pháp lớn sau đây:
    Thứ nhất, đổi tên “Ngân hàng nhà nước
    Việt Nam” thành tên “Ngân hàng quốc gia Việt Nam” đồng thời cũng đổi tên “Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam” thành “Luật ngân hàng quốc gia Việt Nam”. Vấn đề này có vẻ như chỉ mang tính hình thức nhưng chúng tôi cho rằng đây là nhu cầu cần thiết và cấp bách, vì các lí do sau đây:
    - Tên gọi “Ngân hàng nhà nước Việt Nam” chỉ phản ánh được khía cạnh sở hữu đối với cơ quan đặc biệt này chứ không phản ánh được bản chất là ngân hàng trung ương của nước Việt Nam và các chức năng vốn có của nó so với các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
    - Việc đổi tên gọi “Ngân hàng nhà nước
    Việt Nam” thành “Ngân hàng quốc gia Việt Nam” không những cho phép khẳng định



    yếu tố chủ quyền quốc gia về tiền tệ mà còn khẳng định rõ bản chất của cơ quan này là ngân hàng trung ương của nước Việt Nam có chủ quyền. Đây là sự tuyên bố cần thiết trước thế giới về chủ quyền tiền tệ của nước Việt Nam và đồng thời cũng phản ánh sự tương đồng của pháp luật Việt Nam so với pháp luật các nước về địa vị pháp lí của cơ quan phát hành tiền.
    - Tên gọi “Ngân hàng quốc gia Việt Nam” thể hiện sự nhấn mạnh đến yếu tố chủ quyền quốc gia về tiền tệ hơn là khía cạnh sở hữu của cơ quan phát hành tiền. Tên gọi này ít gây ra sự tranh cãi trong dư luận và cũng dễ dàng được thế giới chấp nhận hơn và do đó không gây ra các hiệu ứng bất lợi cho quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào sân chơi toàn cầu.
    Thứ hai, chuyển dần chức năng quản lí
    hành chính nhà nước về ngân hàng của cơ quan phát hành tiền quốc gia thành chức năng giám sát và kiểm soát hệ thống ngân hàng bằng cách tăng cường các quy định mang tính kinh tế về hoạt động của ngân hàng trung ương và giảm bớt các quy định mang tính hành chính hóa đối với hoạt động của cơ quan này. Đây là xu hướng phát triển phù hợp với trào lưu chung của các ngân
    hàng trung ương trên thế giới.(1) Điều này rất
    có lợi cho Việt Nam trong quá trình hội nhập bởi lẽ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách ngân hàng trung ương để nó phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế bao giờ cũng dễ được các bên đối tác nước ngoài chấp nhận.
    Thứ ba, cải cách mạnh mẽ cơ cấu tổ
    chức của ngân hàng trung ương bằng cách



    giảm bớt số lượng các chi nhánh cấp tỉnh, chỉ nên đặt các chi nhánh cấp vùng. Đứng trước yêu cầu tinh giản biên chế bộ máy và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng trung ương như hiện nay thì rõ ràng đây là giải pháp lựa chọn hợp lí và rất cần thiết. Hơn nữa, so với các tiêu chuẩn chung của một ngân hàng trung ương theo thông lệ quốc tế thì việc duy trì bộ máy quá cồng kềnh và mang tính hành chính sẽ không thích hợp với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây cũng là điều được khuyến nghị thường xuyên bởi các chuyên gia nước ngoài đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng.
    Thứ tư, nâng cao tính độc lập về tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương trong mối quan hệ với Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các nhóm lợi ích chính trị khác. Thực tế cho thấy do vị trí pháp lí đặc biệt của mình, các quyết định của ngân hàng trung ương thường ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội và các nhóm lợi ích khác, kể cả giới doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Vì thế, các chủ thể này luôn có xu hướng tìm cách tác động bằng cách này hay cách khác đến các quyết định và chính sách cụ thể của ngân hàng trung ương, chẳng hạn như chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng . Điều này có thể gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế và lợi ích chung của toàn xã hội, ví dụ như tình trạng lạm phát, vấn đề việc làm, mức thu nhập và mức sống thực tế của người



    lao động, thậm chí là sự ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế thị trường. Các phân tích này cho thấy sự cần thiết phải ban hành những quy định nhằm nâng cao tính độc lập của ngân hàng trung ương trong mối quan hệ với các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội.
    2. Hoàn thiện các quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...