Thạc Sĩ Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi tiêu công qua hệ thống Kho bạc nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 18/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Kiểm soát chi tiêu công là một trong những công cụ trọng yếu của công tác quản lý chi tiêu công nhằm thực hiện việc phân bổ và sử dụng nguồn lực đúng mục đích có hiệu quả trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, góp phần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Từ khi có Luật NSNN ra đời (1996) việc kiểm soát chi tiêu công qua hệ thống KBNN đã từng bước tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước góp phần nâng dần hiệu quả chi tiêu công. Mặc dù cơ chế quản lý và kiểm soát chi tiêu công hiện hành đã được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều tồn tại làm hạn chế đến kết quả hoạt động của NSNN, nguồn lực bị phân bổ dàn trải, sử dụng còn lãng phí, chất lượng hàng hoá công cung cấp cho xã hội kém, người quản lý chi tiêu thiếu trách nhiệm về kết quả hoạt động đã tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính và phát sinh nhiều tiêu cực, lãng phí và tham nhũng Do đó, việc đổi mới cơ chế kiểm soát chi tiêu công là cấp thiết trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay .
    Đề tài “Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi tiêu công qua hệ thống Kho bạc nhà nước Việt Nam” nhằm góp phần thiết thực đổi mới cơ chế kiểm soát chi tiêu công để ứng dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả hơn, phù hợp với hệ thống lý luận và cả trong thực tiễn mà nền kinh tế thị trường Việt Nam đang vận hành để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
    2. Mục tiêu đề tài
    Nhận thức được yêu cầu trên, người thực hiện đề tài mong muốn đạt được những mục tiêu sau đây : 9 Hệ thống hoá một phần và phát triển lý luận về quản lý chi tiêu công và kiểm soát chi tiêu công trong nền kinh tế thị trường. 9 Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi tiêu công từ khi có luật NSNN ra đời 9 Đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi tiêu công qua hệ thống KBNN, nhằm khắc phục những hạn chế và tồn tại hiện nay trong điều kiện cải cách nền tài chính công Việt Nam .
    3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
    Đề tài lấy thực trạng việc quản lý chi tiêu công và kiểm soát chi tiêu công từ khi có luật NSNN (1996) đến nay làm đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, người viết chủ yếu dựa vào phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp tiếp cận nguyên nhân và kết quả để đưa ra giải pháp khắc phục những yếu kém, hạn chế còn tồn tại và hướng hoàn thiện mà đề tài đã đặt ra.
    5. Kết cấu của đề tài
    Đề tài được kết cấu với ba chương
    ƒ Chương 1 : Tổng quan về Kho bạc nhà nước và chi tiêu công
    ƒ Chương 2 :Thực trạng về kiểm soát chi tiêu công qua hệ thống KBNN ở Việt Nam trong thời gian qua.
    ƒ Chương 3 : Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi tiêu công qua hệ thống KBNN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...