Luận Văn Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ở Việt Nam.
    Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế gới ngày càng phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, các quan hệ kinh tế được phát triển đa phương, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và những SME nói riêng như là mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó mà tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được công nghệ quản lý mới, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt là các SME ngoài quốc doanh đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Việc khuyến khích, hỗ trợ các SME nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
    II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của SME cũng đã được các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Nổi bật là dự án US/VIE/95/004: Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của nhóm tác giả Lê Đăng Doanh, J.Bentley, Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hòa, Trần Đình Thái, Lê Viết Thái, Hoàng Văn Thành, Phan Nguyên Toàn.
    Đề án: đánh giá vai trò của các hình thức huy động vốn phi chính thức trong các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam của các tác giả Trần Kim Hào. Đề án này nhằm trong chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan.
    Ngoài ra các tác giả Nguyễn Cúc đã nghiên cứu về cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua các cuốn sách: Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005.
    Về khóa luận tốt nghiệp có đề tài: Chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động xuất khẩu của sinh viên Tạ Thị Diệu Mỹ - Lớp A8K37E-Đại học Ngoại Thương và đề tài: Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp của sinh viên Nguyễn Thúy Hà - lớp A4CN8 - Đại học Ngoại Thương.
    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề tài: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam với mục đích:
    1 .Khái quát khái niệm của SME và vai trò của SME trong nền kinh tế.
    2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của SME.
    3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
    IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu.
    2. Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    V. NỘI DUNG
    Đề tài gồm 3 chương:
    Chương I. Khái quát khái niệm SME và vai trò của SME trong nền kinh tế.
    Chương II. Đánh giá thực trạng hoạt động của SME.
    Chương III. Một số giải pháp hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    Trong suốt quá trình thực hiện, đề tài này có thể chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này thành công hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Bùi Xuân Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em nghiên cứu khóa luận này.

    Nguyễn Thị Mai
    Lớp: A2-CN10
    MỤC LỤC​ MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    1 .Khái quát khái niệm của SME và vai trò của SME trong nền kinh tế.
    2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của SME.
    3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
    IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu.
    2. Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    V. NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT KHÁI NIỆM VỀ SME VÀ VAI TRÒ CỦA SME TRONG NỀN KINH TẾ
    1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SME
    1.1.1. Tiêu thức xác định SME ở một số nước trên thế giói
    1.1.2. Tiêu thức xác định SME ở Việt Nam
    1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SME Ở VIỆT NAM
    1.2.1 .Qúa trình hình thành và phát triển SME ở Việt Nam
    1.2.2. Đặc điểm chung của các SME ở Việt Nam
    1.3. VAI TRÒ CỦA SME TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
    1.3.1 Mức độ đong góp của SME Viêt Nam trong nền kinh tế
    1.3.2. SME giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm
    1.3.3. SME làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả
    1.3.4. SME góp phần tích cục trong việc lư thông hàng hóa và XK
    1.3.5. Các SME dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh
    1.3.6. Các SME có khả năng ứng biến nhanh nhạy
    1.3.7. Các SME là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
    2.1. Khái quát hoạt động xuất khẩu của SME ở Việt Nam hiện nay
    2.1.1. Về số lượng SME
    2.1.2. Xét về ngành nghề kinh doanh
    2.1.3. Xét về doanh thu của các SME
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA SME Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    2.2.1. Những đóng góp của SME vào kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam.
    2.2.2. Tình hình đầu tư của SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
    2.2.3. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu SME
    2.3. CƠ HỘI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA SME TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
    2.3.1. Cơ hội của SME trong hoạt đọng xuất khẩu
    2.3.2. Những thách thức mà SME Việt Nam gặp phải trong hoạt động xuất khẩu.
    2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA SME Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    2.4.1. Ưu điểm
    2.4.2. Các mặt hạn chế
    2.5. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO SME Ở VIỆT NAM HỊÊN NAY
    2.5.1. Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các SME
    2.5.2. Chính sách thuế trong việc hỗ trợ SME
    2.5.3. Chính sách thị trường sản phẩm hỗ trợ các SME
    2.5.4. Các biện pháp hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu
    2.5.5. Các quy chế thương mại trong việc hỗ trợ SME
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
    3.1. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI HỖ TRỢ SME TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
    3.2. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC SME CỦA MỘT SỐ NƯỚC
    3.2.1. Các biện pháp hỗ trợ của Đài Loan
    3.3.2. Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia
    3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc.
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC SME Ở VIỆT NAM.
    3.3.1. Các chính sách của Nhà nước.
    3.3.2. Nghị định đối với các Bộ ngành.
    3.3.3. Kiến nghị đối với các nhà quản lý doanh nghiệp
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...