Luận Văn Các giải pháp hạn chế việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập ngày càng sâu vào
    nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu
    tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia (ĐQG) đến từ nhiều nước trên thế giới.
    Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn mà các công ty ĐQG đem lại cho nền
    kinh tế nước ta, thì nhiều vấn đề phức tạp cũng đã nảy sinh, trong đó phải kể
    đến vấn đề trốn thuế, tránh thuế của các công ty ĐQG ngày càng phát triển với
    quy mô và mức độ ngày càng trầm trọng, gây thất thu nghiêm trọng cho Ngân
    sách Nhà nước. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp để hạn chế các
    hành vi trốn thuế và tránh thuế của các công ty ĐQG trên lãnh thổ Việt Nam
    luôn là vấn đề mang tính thời sự cấp bách.
    Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về vấn đề trốn thuế và tránh thuế đối với
    các công ty ĐQG nhìn chung là khá ít, nếu có chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề
    lợi dụng định giá chuyển giao (chuyển giá) để tránh thuế của các công ty ĐQG.
    Hầu như chưa có đề tài nào phân tích một cách một cách toàn diện các vấn đề
    trốn thuế và tránh thuế của các công ty ĐQG hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
    (trong đó bao gồm cả những vấn đề ngoài định giá chuyển giao) để trên cơ sở đó
    có thể đưa ra các biện pháp đồng bộ giải quyết vấn đề này.
    Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn vấn đề:“Các giải pháp hạn chế
    việc trốn thuế và tránh thuế của các Công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh
    thổ Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Bổ sung, hoàn thiện lý luận về những hình thức, động cơ trốn thuế, tránh
    thuế của các công ty ĐQG, kinh nghiệm xử lý vấn đề này trên thế giới.
    - Phân tích thực trạng trốn, tránh thuế của các công ty ĐQG hoạt động trên
    lãnh thổ Việt Nam và những ảnh hưởng của nó.
    - Đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm hạn chế các hành vi trốn thuế và
    tránh thuế của các công ty ĐQG hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu:
    2
    - Nghiên cứu bản chất, các biểu hiện của các hành vi trốn thuế và tránh thuế
    của các công ty ĐQG. Kinh nghiệm xử lý vấn đề này của một số nước.
    - Nghiên cứu thực trạng trốn thuế và tránh thuế của các công ty ĐQG trên lãnh
    thổ Việt Nam và thực trạng chính sách quản lý thuế đối với vấn đề này ở Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Tập trung nghiên cứu các hành vi trốn thuế và tránh thuế của các công ty
    con của công ty ĐQG là các doanh nghiệp ĐTNN (doanh nghiệp FDI) từ những
    năm 90 đến nay, không đi sâu vào nghiên cứu các đối tượng: nhà thầu nước
    ngoài, hoạt động đầu tư gián tiếp của các công ty ĐQG tại Việt Nam, công ty
    100% vốn trong nước nhưng có hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
    - Tập trung nghiên cứu tình hình chống trốn thuế và tránh thuế của ngành
    thuế và Hải quan từ những năm 90 đến nay (tập trung ở 3 sắc chủ yếu là: thuế
    TNDN, thuế GTGT và thuế nhập khẩu) đối với các công ty ĐQG hoạt động
    trên lãnh thổ Việt Nam. Có nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế
    giới và các kiến nghị cho các năm tới (đến năm 2015).
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Về ý nghĩa khoa học:
    - Đã tổng hợp và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm,
    đặc điểm hoạt động của công ty ĐQG chi phối đến công tác quản lý thuế.
    - Đã tổng hợp và hệ thống hoá những hình thức, thủ đoạn và động cơ trốn
    thuế và tránh thuế của công ty ĐQG, hậu quả của nó.
    - Đã tổng kết được những bài học kinh nghiệm xử lý vấn đề trốn thuế và tránh
    thuế của công ty ĐQG của các nước trên thế giới. Trong đó khẳng định: việc
    điều chỉnh “định giá chuyển giao” trong luật thuế của các nước- là một công cụ
    hiệu quả nhất để chống lại các thủ đoạn trốn, tránh thuế của các công ty ĐQG.
    Về ý nghĩa thực tiễn:
    - Đã tập hợp, phân tích và rút ra những đặc điểm cơ bản nhất của các công ty
    ĐQG trên lãnh thổ Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với vấn đề quản lý thuế.
    - Đã tập hợp, phân tích được các hình thức, thủ đoạn trốn thuế và tránh thuế
    phổ biến nhất của các công ty ĐQG hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong
    3
    đó nổi lên một vấn đề: các công ty ĐQG thường dùng thủ đoạn phổ biến nhất là
    “định giá chuyển giao” trong nội bộ tập đoàn để trốn và tránh thuế.
    - Đã phân tích và đã chỉ ra được những bất cập của hệ thống chính sách thuế và
    công tác quản lý thu thuế của Việt Nam hiện nay và khẳng định: chính những bất
    cập đó đã trở thành nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trốn thuế và tránh thuế
    tràn lan của các công ty ĐQG hoạt động trên lãnh thổ nước ta hiện nay.
    - Đề xuất được một hệ thống các giải pháp đồng bộ để hạn chế các hành vi
    trốn thuế và tránh thuế của các công ty ĐQG hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
    5. Kết cấu của luận án:
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt,
    danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, Luận án gồm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...