Luận Văn Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]






    MỤC LỤC





    Trang



    CHƯƠNG I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại 1
    1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 1
    1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM 1
    1.1.2.1.Nghiệp vụ nguồn vốn 1
    1.1.2.2.Nghiệp vụ sử dụng vốn 2
    1.1.2.3.Nghiệp vụ trung gian (cung cấp các dịch vụ NHTM) .3
    1.2 Khái quát về tín dụng Ngân hàng thương mại 4
    1.2.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng .4
    1.2.2 Tín dụng NH 5
    1.2.2.1 Đặc điểm của tín dụng NH 5
    1.2.2.2 Công cụ hoạt động của tín dụng NH .5
    1.3 Rủi ro trong hoạt động NHTM .5
    1.3.1 Các loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng thương mại liên quan
    đến rủi ro tín dụng .6
    1.3.1.1 Rủi ro lãi suất 6
    1.3.1.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái 8
    1.3.1.3 Rủi ro nguồn vốn 9
    1.3.2 Rủi do tín dụng 11
    1.3.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 11
    1.3.2.2 Các đặc điểm của rủi ro tín dụng .12
    1.3.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng .12
    1.3.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 15
    1.3.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng 15
    1.3.3 Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng
    tín dụng 16
    1.3.3.1. Các biện pháp cơ bản .16
    1.3.3.2 Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phòng ngừa,
    hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng 21







    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
    HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


    2.1 Khái quát điều kiện kinh tế của địa bàn hoạt động tín dụng 25
    2.1.1 Sơ lược tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bà rịa –Vũng tàu .25
    2.1.2 Đặc điểm hoạt động hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh
    Bà rịa –Vũng tàu giai đoạn 2001-2005 27
    2.2 Thực trạng hoạt động của NHTM trên địa bàn .29
    2.2.1 Thực trạng nguồn vốn huy động .30
    2.2.1.1 Tình hình huy động vốn các NHTM trên địa bàn .30
    2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động 31
    2.2.2 Thực trạng về tín dụng 33
    2.2.2.1 Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn . 33
    2.2.2.2 Cơ cấu tín dụng các NHTM trên địa bàn . .35
    2.2.2.3 Hiệu quả của hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn . 38
    2.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ khác 40
    2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng .40
    2.3.1 Tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn 40
    2.3.2 Nguyên nhân và hậu quả rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn
    2.3.2.1 Các nguyên nhân rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn .42
    2.3.2.2 Hậu quả rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn 49
    2.3.3 Tình hình quản trị rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro của các
    NHTM trên địa bàn 50
    2.3.3.1 Quản trị rủi ro tín dụng trên địa bàn 50
    2.3.3.2 Xử lý rủi ro tín dụng và các hạn chế trong xử lý rủi ro tín
    dụng của các NHTM trên địa bàn .50







    PHẦN MỞ ĐẦU




    1.-Sự cần thiết của đề tài


    Đối với nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Ngân hàng Thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng nên càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

    Trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất. Cho đến nay rủi ro tín dụng vẫn là rủi ro chính yếu, nó chiếm đến 80% tổng số những rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu. Lịch sử đã cho thấy nhiều NHTM thất bại, sụp đổ là do rủi ro tín dụng. Do đó, hoạt động tín dụng xứng đáng nhận được sự chú ý đặc biệt trong quản trị NH cũng như trong công tác giám sát, điều chỉnh hoạt động NH của NH Trung ương (ở nước ta là Ngân hàng Nhà nước). Chất lượng tín dụng có hiệu quả hay không? Rủi ro tín dụng ở mức độ như thế nào? Là những câu hỏi mà câu trả lời có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của một NHTM.

    Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, quan điểm về rủi ro tín dụng của hệ thống NH Việt Nam trong thời gian qua có nhiều thay đổi đáng kể:

    ã Từ không chấp nhận rủi ro tín dụng – (trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - mọi thiệt hại (nếu có) của tín dụng theo kế hoạch sẽ được nhà nước xem xét cấp bù) đến chấp nhận có rủi ro tín dụng - (trong nền kinh tế chuyển đổi).







    ã Từ việc chỉ trích dự phòng rủi ro các khoản tín dụng đã quá hạn đến trích dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ .v.v
    Các thay đổi này càng thể hiện rõ nét qua việc trong quý II/2005 NHNN Việt Nam đã ban hành hàng loạt các quyết định về quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Vì vậy, vấn đề rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng đang là một đề tài mang tính thời sự rất cao.

    Với lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”

    2.-Mục tiêu của đề tài


    Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu


    -Thứ nhất: Nhận thức các vấn đề lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

    -Thứ hai: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.

    -Thứ ba: Đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro để nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh BR -VT.
    3.- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng của các chi nhánh

    Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2001 đến tháng 6 năm

    2005.







    4.- Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp và vận dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê .
    5.- Cấu trúc nội dung nghiên cứu

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được trình bày gồm ba phần lớn :
    Chương I: Lý luận chung về Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng của

    Ngân hàng thương mại

    Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
    Chương III: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà
    Rịa–Vũng Tàu.
     
Đang tải...