Luận Văn Các giải pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo hiểm đang ngày càng trở thành một ngành kinh doanh quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Thị trường bảo hiểm đang trở thành một thị trường đầy sức hấp dẫn đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài.
    Sự phát triển của ngành bảo hiểm góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, vào việc ổn định kinh tế-xã hội. Thế nhưng trong thời gian qua, việc mở cửa thị trường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, các doanh nghiệp bảo hiểm mới ồ ạt gia nhập thị trường bảo hiểm trong đó có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường trở nên ngày càng gay go quyết liệt. Để cạnh tranh các doanh nghiệp đã sử dụng một cách rộng rãi cả những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trái với pháp luật và tập quán kinh doanh bảo hiểm như cạnh tranh hạ phí bảo hiểm, tăng hoa hồng khai thác bừa bãi, áp dụng các biện pháp hành chính để ép buộc người tham gia bảo hiểm . Các biện pháp cạnh tranh này giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu trước mắt là giành được thị phần nhưng lại gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng làm suy yếu và kìm hãm sự phát triển của thị trường, xâm hại đến lợi ích của khách hàng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính những doanh nghiệp áp dụng những biện pháp cạnh tranh này. Tình hình cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra ngày một gay go, phức tạp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
    Ở Việt Nam, quá trình mở cửa hội nhập kinh đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các ngành kinh tế. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm càng cần phát huy vai trò là tấm lá chắn của nền kinh tế, đi đầu trong sự phát triển của nền kinh tế. Để làm được điều đó thì trước hết bản thân thị trường bảo hiểm Việt Nam phải tìm được một hướng phát triển lành mạnh cho mình. Trước tính bức xúc của vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam, em quyết định chọn đề tài “Các giải pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Các kiến thức cơ bản liên quan đến cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và bảo hiểm nói chung.
    - Có cái nhìn tổng quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam, vị thế hiện nay của ngành bảo hiểm trong nền kinh tế.
    - Khái quát tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh cụ thể được sử dụng, các biện pháp này tác động đến thị trường bảo hiểm như thế nào.
    - Từ các phân tích, đánh giá để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo phát triển lành mạnh trên thị trường bảo hiểm.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh mà các doanh nghiệp sử dụng trên thị trường bảo hiểm cùng các chủ thể liên quan của họat động cạnh tranh không lành mạnh, tác động của cạnh tranh không lành mạnh đến thị trường bảo hiểm.
    Phạm vi nghiên cứu bao gồm hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm Việt Nam và nước ngoài liên quan đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận tốt nghiệp được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp tổng hợp và phân tích, kết hợp với phương pháp logic học, phương pháp so sánh để xử lý và hệ thống hóa các thông tin từ các tài liệu thu thập được từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận phục vụ cho mục đích của đề tài.
    5. Bố cục của khóa luận
    Chương I: Lý luận chung về cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và hoạt động bảo hiểm.
    Chương này đưa ra những khái niệm, lý thuyết chung về cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và hoạt động bảo hiểm làm cơ sở cho những chương tiếp theo.
    Chương II: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
    Chương II đưa ra cái nhìn tổng quát về thị trường bảo hiểm Việt Nam, những kết quả đạt được và những hạn chế đồng thời đi sâu vào thực trạng của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh cụ thể.
    Chương III: Một số giải pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
    Sau khi phân tích thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở trên, chương III đưa ra một số giải pháp về phía các cơ quan chức năng, về phía hiệp hội bảo hiểm và về phía doanh nghiệp nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh.


    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG BIỂU 0
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM . 4
    1.1. Cạnh tranh. 4
    1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. 4
    1.1.2. Đặc trưng của cạnh tranh. 5
    1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh. 7
    1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 8
    1.2.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh. 8
    1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh. 12
    1.2.3. Tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 13
    1.3. Một số vấn đề chung về bảo hiểm 15
    1.3.1. Định nghĩa bảo hiểm 15
    1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm 17
    1.3.2.1. Bồi thường tổn thất 17
    1.3.2.2. Tạo tâm lý an tâm trong hoạt động kinh tế và đời sống. 18
    1.3.2.3. Tạo lập quỹ đầu tư. 18
    1.3.2.4. Tăng thu, giảm chi cho ngân sách nhà nước. 18
    1.3.2.5. Ngăn ngừa tổn thất 19
    1.3.2.6. Đẩy mạnh tín dụng. 20
    1.3.3. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 20
    1.3.3.1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (fortuity not certainty) 21
    1.3.3.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) 21


    1.3.3.3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest) 22
    1.3.3.4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity) 23
    1.3.3.5 Nguyên tắc thế quyền (subrogation) 24
    1.3.4. Các loại hình bảo hiểm 24
    1.3.4.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm 24
    1.3.4.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm 26
    1.3.4.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm 28
    1.3.4.4. Căn cứ vào quy định của pháp luật 29
    1.4. Khái quát về thị trường bảo hiểm 29
    1.4.1 Khái niệm thị trường bảo hiểm 29
    1.4.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm 31
    1.4.2.1. Cung, cầu về các loại sản phẩm luôn biến động. 31
    1.4.2.2. Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 31
    1.4.2.3. Cạnh tranh và liên kết diễn ra liên tục. 32
    1.4.2.4. Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm luôn thay đổi 33
    1.4.3. Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm 33
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM . 35
    2.1. Tổng quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam 35
    2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam 35
    2.1.1.1. Giai đoạn trước khi có Nghị định 100/CP (trước năm 1993) 35
    2.1.1.2. Giai đoạn từ sau Nghị định 100/CP. 36
    2.1.2. Cơ cấu thị trường bảo hiểm 37
    2.1.3. Hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm 38
    2.1.3.1. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. 38
    2.1.3.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ. 40
    2.1.3.3. Hoạt động tái bảo hiểm 42


    2.1.4. Đánh giá về thị trường bảo hiểm Việt Nam 44
    2.1.4.1. Những kết quả đã đạt được. 44
    2.1.4.2. Những hạn chế của thị trường bảo hiểm Việt Nam 48
    2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 53
    2.2.1. Bối cảnh cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm 53
    2.2.2. Môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm 56
    2.2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm 56
    2.2.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm 58
    2.3. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm 60
    2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. 60
    2.3.2. Các biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 63
    2.3.2.1. Hạ phí bảo hiểm 63
    2.3.2.2. Tăng phí hoa hồng khai thác không đúng với qui định của nhà nước 66
    2.3.2.3. Mở rộng quá mức quyền lợi được bảo hiểm 68
    2.3.2.4. Lợi dụng sự can thiệp hành chính. 70
    CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM . 73
    3.1. Sự cần thiết của việc hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 73
    3.2. Các giải pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 80
    3.2.1. Về phía các cơ quan chức năng. 80


    3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. 80
    3.2.1.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cạnh tranh không lành mạnh 84
    3.2.1.4. Ban hành các quy tắc cạnh tranh riêng cho ngành bảo hiểm 85
    3.2.1.5. Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiêm tuân thủ pháp luật về cạnh tranh 87
    3.2.2. Về phía hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 87
    3.2.3. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm 88
    3.2.3.1. Nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh. 88
    3.2.3.3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm 94
    3.2.3.4. Đưa ra các cam kết chung để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường 95
    3.2.3.5. Xây dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn. 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100





    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1 : Cơ cấu thị trường bảo hiểm theo loại hình doanh nghiệp. 38
    Bảng 2.2: Doanh thu trên thị trường phi nhân thọ năm 2007 và 2008. 39
    Bảng 2.8: Vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam 50


    Biểu đồ 2.3: Thị phần của các DNBH trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2008 40
    Biểu đồ 2.4: Doanh thu Bảo hỉểm nhân thọ trong các năm từ 2003 đến 2008. 41
    Biểu đồ 2.5: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm 2008. 42
    Biểu đồ 2.6: Tăng trưỏng doanh thu bảo hiểm từ năm 2002-2008. 45
    Biểu đồ 2.7: Đóng góp của ngành bảo hiểm vào GDP. 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...