Thạc Sĩ Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư tại NHCTVN – CN4

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nước ta đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện CNH – HĐH nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhanh, có hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát huy thế mạnh,lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. Với chức năng thu hút và phân bổ vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng ngân hàng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình tăng trưởng kinh tế quốc dân.Hơn nữa, trong điều kiện thực tế của nước ta, khi mà hầu hết nhu cầu giao lưu vốn trong nền kinh tế đều thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM), thì mối quan hệ này lại càng gắn bo,ù khắng khít, phụ thuộc và chi phối lẫn nhau.
    Có thể thấy rằng, giữa hoạt động tín dụng với tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng, trong đó hoạt động tín dụng chỉ có thể có cơ hội mang lại hiệu quả cao và phát triển bền vững trong dài hạn nếu nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc,nghĩa là cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng định hướng; Khi cơ cấu kinh tế chậm được đổi mới, tức là các lợi thế so sánh của quốc gia chưa được khai thác triệt để, sẽ làm cho hoạt động tín dụng trở nên kém sôi động, giảm sút về hiệu quả và rủi ro sẽ gia tăng. Ngược lại, hoạt động Tín dụng cũng có vai trò tác động rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, nếu hoạt động tín dụng được điều hành linh hoạt và phù hợp sẽ trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế theo các định hướng đã xác định; Vốn tín dụng ngân hàng hoà cùng các nguồn vốn đầu tư khác, khơi dậy được tiềm năng đất đai, lao động cùng với khoa học công nghệ, tạo sức bật cho kinh tế phát triển, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tích cực. Còn nếu hoạt động tín dụng được điều hành thiếu linh hoạt,trì trệ thì sẽ trở thành nhân tố kìm hãm quá trình tăng trưởng kinh tế . Bởi vậy, xét ở góc độ quản lý vĩ mô thì trong điều hành hoạt động tín dụng, yêu cầu đặt ra không chỉ là gia tăng qui mô dư nợ tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế, mà quan trọng hơn, còn phải hình thành cơ cấu tín dụng phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế. Giải quyết được bài toán gắn hoạt động tín dụng với tăng trưởng kinh tế một cách có cơ sở, hiệu qủa và thấu đáo là vấn đề cực kì khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều thời gian và công sức, nhưng nó lại là rất cần thiết kể cả về phương diện quản lý nhà nước cũng như quản lý kinh doanh.
    Hiện nay, các NHTM nước ta đang quá trình hiện đại hóa, phát triển các nghiệp vụ mới, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) đang đến gần . Để hiện đại hóa, các NHTM đã và đang tiến tiến hành cơ cấu lại ngân hàng, đưa công nghệ tin học ngân hàng vào tất cả các khâu, các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, thực hiện giao dịch một cửa, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và NHCTVN – CN4 cũng không nằm ngoài lộ trình này. Do vậy em chọn đề tài “ Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư tại NHCTVN – CN4” nhằm nghiên cứu, phát huy những mặt tốt, hoàn thiện những điểm chưa hoàn chỉnh trong công tác tín dụng của Chi nhánh, nhanh chóng đưa Chi nhánh trở thành một trong những Ngân hàng Thương mại hiện đại, chủ lực của đất nước.


    Nội dung của luận án được kết cấu như sau
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 3 chương:
    CHƯƠNG I: Tổng quan về hoạt động đầu tư trong Ngân hàng Thương mại.
    CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động đầu tư của Ngân hàng Công thương Việt nam-Chi nhánh 4 TP.Hồ Chí Minh.
    CHƯƠNG III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 4 TP. Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...