Chuyên Đề Các giải pháp đổi mới công tác quản lý luật sư ở nước ta

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ LUẬT SƯ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

    1.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư
    1.2. Hoàn thiện tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
    1.3. Đổi mới việc thực hiện những nội dung trong công tác quản lý luật sư, đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

    NỘI DUNG:

    Xuất phát từ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đổi mới quản lý luật sư ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo quan điểm của chúng tôi, để tạo ra sự đột phá nhằm phát triển nghề luật sư ở nước ta ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng hội nhập quốc tế của Việt Nam thì cần phải tiếp tục đổi mới quản lý luật sư.
    Để công tác quản lý luật sư được thực sự đổi mới, Luật luật sư được thực thi trong cuộc sống, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây.

    1.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư

    Thứ nhất, trước mắt phải sớm ban hành nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư trước khi Luật luật sư có hiệu lực. Đồng thời, cần thiết phải bổ sung vào Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 2 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp về những hành vi vi phạm thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm đối với người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động của Tổ chức Luật sư toàn quốc và các Đoàn luật sư.
    - Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật luật sư sẽ cụ thể hóa những quy định mang tính nguyên tắc của Luật luật sư. Phạm vi điều chỉnh của nghị định tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây:
    + Quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề luật sư, nội dung, chương trình đào tạo nghề luật sư;
    + Hướng dẫn một số vấn đề về hình thức hành nghề, hình thức tổ chức hành nghề luật sư;
    + Quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức luật sư toàn quốc; cách thức thành lập tổ chức luật sư toàn quốc;
    + Quy định, hướng dẫn về nội dung và thẩm quyền quản lý về luật sư.
    Thứ hai, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ luật sư, đào tạo luật sư đến năm 2020. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác phát triển, công tác quản lý luật sư bao gồm cả việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, bất cập cần hoàn thiện. Hình thành quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ luật sư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các vùng, miền trong thời gian đến năm 2010 và đến năm 2020.
    Tập trung đào tạo đội ngũ luật sư là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý luật sư. Để phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, tạo ra được đội ngũ luật sư thành thạo về ngoại ngữ thông dụng, giỏi về nghiệp vụ trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay thì không thể thiếu vai trò của nhà nước. Vì vậy, trong thời gian từ nay đến năm 2010 nhà nước phải là người đảm nhận, có chính sách đầu tư thỏa đáng cho việc đào tạo luật sư. Đồng thời, Nhà nước cũng cần xây dựng lộ trình để xã hội hóa việc đào tạo luật sư. Giai đoạn từ năm 2011 trở đi, khi tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư đủ khả năng đảm trách việc đào tạo luật sư thì nhà nước có thể giao việc đào tạo luật sư cho tổ chức này.
    Thứ ba, chủ động nghiên cứu, tổng kết thực tiễn khi thi hành Luật luật sư để sửa đổi, bổ sung kịp thời những bất cập, hạn chế của Luật luật sư trong công tác quản lý luật sư theo hướng quản lý luật sư là giúp đỡ tổ chức và hoạt động luật sư ngày càng phát triển tốt hơn bảo đảm tính độc lập cao của nghề luật sư.
    Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư trên cơ sở xây dựng một khung pháp luật thống nhất, đầy đủ, đồng bộ.
    Nghị quyết 08 NQ/TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) đã chỉ rõ: "Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở. Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế" [24].
    Trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật nhằm xây dựng một khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bảo đảm phát huy vai trò và hiệu lực quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội ở Việt Nam. Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và bổ trợ tư pháp đều được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một đạo luật do Quốc hội ban hành để đảm bảo tính đồng bộ, ổn định và tính hiệu lực cao. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước cần chú trọng đến việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp để từ đó điều chỉnh và tác động trực tiếp đến chế định luật sư và công tác quản lý luật sư. Vì vậy, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, trong đó cần chú trọng pháp luật về tố tụng, nhất là những quy định liên quan đến luật sư. Hoàn thiện pháp luật về tố tụng phải theo kịp, đồng bộ với tiến trình đổi mới pháp luật về nội dung và pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước để bảo đảm có đủ công cụ pháp lý cần thiết cho cơ quan, tổ chức tư pháp thực hiện quyền năng và trách nhiệm của mình cũng như để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo đúng pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...