Thạc Sĩ Các giải pháp để việt nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình thu hoach sớm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I

    Tổng quan về chương trình thu hoạch sớm
    trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do
    ASEAN – Trung Quốc

    1. Tổng quan về hội nhập thương mại khu vực giữa ASEAN và Trung
    Quốc
    1.1. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc
    Năm 2000, cùng với những đột phá của Trung Quốc trong tiến trình
    đàm phán gia nhập WTO, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 3
    vào tháng 11 năm 2000 tại Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ
    đã chủ động đề xuất xây dựng các biện pháp hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa
    ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là ý tưởng thành lập Khu vực mậu dịch tự do
    ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), với mục tiêu tăng cường sự liên kết kinh tế
    chặt chẽ giữa hai bên, nâng cao sức cạnh tranh của khu vực trên thị trường thế
    giới. Vượt qua những e ngại ban đầu của một số nước ASEAN, đề xuất của
    Trung Quốc đã được các nước ASEAN đón nhận với một thái độ tích cực.
    Sau gần 1 năm thảo luận, trao đổi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa
    quan chức ở các cấp, ASEAN và Trung Quốc đã dần dần đi đến sự nhất trí
    trong hầu hết các vấn đề căn bản, tạo lập một nền móng vững chắc cho những
    tiến triển hợp tác kinh tế sau này. Ngày 6/11/2001, Hội nghị cấp cao ASEAN -
    Trung Quốc họp tại Brunây đã nhất trí với đề xuất xây dựng một Khuôn khổ
    hợp tác kinh tế và thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
    trong vòng 10 năm. Để triển khai quyết định của các nhà lãnh đạo, ủy ban
    đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc (TNC) đã được thành lập với đại
    diện của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN để tiến hành các cuộc
    đàm phán giữa hai bên.
    Sau một năm đàm phán, ngày 14-11-2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và
    Trung Quốc đã nhất trí kí kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện
    giữa ASEAN và Trung Quốc, thiết lập cơ sở pháp lý thống nhất điều chỉnh
    toàn bộ các hoạt động hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc, quan trọng
    nhất là hai bên đã đề ra những nguyên tắc cơ bản đầu tiên, tạo cơ sở để thiết
    lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm.
    Nội dung cơ bản của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện
    ASEAN – Trung Quốc
    Hiệp định khung này là một Hiệp định kinh tế theo nghĩa rộng, vừa có các
    qui định chi tiết về một số nghĩa vụ phải thực hiện, vừa xác định các mục tiêu,
    nguyên tắc để triển khai đàm phán tiếp theo trên các lĩnh vực thương mại hàng
    hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác.
    Bao gồm 16 điều với 4 phụ lục, Hiệp định khung được kết cấu thành 4
    phần cơ bản: Phần mở đầu; Phần liên quan đến Khu vực mậu dịch tự do
    ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); Phần về hợp tác kinh tế; Phần về các điều
    khoản thực hiện. Có thể tóm tắt Hiệp định khung như sau:
    Phần mở đầu
    Phần mở đầu gồm Lời nói đầu và 2 điều (Điều 1 và Điều 2) qui định 4
    mục tiêu, 8 biện pháp để tăng cường hợp tác kinh tế và các nguyên tắc cơ bản
    đối với toàn bộ các hoạt động hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung
    Quốc.
    Mục tiêu của Hiệp định:
    (a) củng cố và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa
    các Bên;
    (b) tự do hoá từng bước và thúc đẩy thương mại hàng hoá và dịch vụ
    cũng như thiết lập một chế độ đầu tư thuận lợi, minh bạch và tự
    do;
    (c) tìm kiếm các lĩnh vực mới và xây dựng các biện pháp phù hợp vì
    hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa các Bên; và
    (d) tạo thuận lợi cho các nước thành viên mới của ASEAN hội nhập
    kinh tế hiệu quả hơn và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
    Bên.
    Các biện pháp kinh tế toàn diện (2)
    Các Bên nhất trí khẩn trương đàm phán để thành lập Khu vực mậu dịch tự
    do ASEAN-Trung Quốc trong vòng 10 năm, và để củng cố và tăng cường hợp
    tác kinh tế thông qua:
    (a) loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế đối với cơ bản
    toàn bộ thương mại hàng hoá;
    (b) tự do hoá từng bước thương mại dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực;
    (c) thiết lập một chế độ đầu tư thông thoáng và có tính cạnh tranh nhằm
    tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong Khu vực mậu dịch tự do
    ASEAN-Trung Quốc;
    (d) dành đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt cho các nước thành
    viên mới của ASEAN;
    (e) dành linh hoạt cho các Bên trong đàm phán khu vực mậu dịch tự do
    ASEAN-Trung Quốc nhằm giải quyết những vấn đề nhạy cảm của
    mình trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, những linh hoạt này
    sẽ được đàm phán và nhất trí dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng
    có lợi;
    (f) xây dựng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại và đầu tư có hiệu
    quả, bao gồm nhưng không chỉ hạn chế trong các biện pháp đơn giản
    hoá các thủ tục hải quan và các thoả thuận công nhận lẫn nhau;
    (g) mở rộng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực sẽ được cùng nhau thống
    nhất, góp phần làm sâu sắc hơn mối liên kết thương mại và đầu tư
    giữa các Bên và hình thành các kế hoạch và chương trình hành động
    nhằm thực hiện các ngành/lĩnh vực hợp tác đã thoả thuận; và
    (h) thiết lập những cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu
    quả Hiệp định này.
    Phần 1: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
    Phần này đề ra những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc đàm phán
    thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực
    thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư (Điều 3, 4, 5). Phần 1 được
    chia thành 4 điều và điều 6 là về Chương trình Thu hoạch sớm
    Bên cạnh Chương trình Thu hoạch sớm (theo Điều 6) của Hiệp định này,
    và nhằm đẩy nhanh việc mở rộng thương mại hàng hóa, các Bên nhất trí tiến
    hành đàm phán để loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại đối
    với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hóa giữa các Bên (ngoại trừ, trong trường
    hợp cần thiết, những biện pháp được cho phép theo Điều XXIV (8)(b) của
    Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) của WTO).
    Ngay sau khi Hiệp định khung được ký kết, hai bên đã tiến hành đàm
    phán để thiết lập Khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hoá vào năm 2010 đối
    với 6 nước thành viên cũ của ASEAN (ASEAN - 6) và Trung Quốc và vào năm
    2015 đối với 4 nước thành viên mới của ASEAN (điều 3). Trong đó, việc đàm
    phán cắt giảm thuế quan sẽ được định hướng bởi các nguyên tắc chính sau:
    - Các mặt hàng là đối tượng cắt giảm thuế được chia thành hai danh
    mục chủ yếu: Danh mục thông thường và Danh mục nhạy cảm.
    - Đối với hàng hoá thuộc Danh mục thông thường, ASEAN - 6 và
    Trung Quốc sẽ cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo lộ trình từ
    1/1/2005 đến năm 2010. Đối với các nước thành viên mới của
    ASEAN, lộ trình cắt giảm thuế sẽ dài hơn 5 năm, bắt đầu từ 1/1/2005
    và kết thúc vào năm 2015. Cách thức cắt giảm thuế sẽ được đàm
    phán xác định sau.
    - Đối với hàng hoá thuộc Danh mục nhạy cảm, sẽ có cơ chế cắt giảm
    thuế linh hoạt hơn, với thời hạn kết thúc, thuế suất cuối cùng và số
    lượng giới hạn mặt hàng sẽ được đàm phán sau.
    - Các bên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia,
    bảo vệ giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ, bảo vệ đạo đức xã hội,
    sức khoẻ và cuộc sống của con người và động thực vật, phù hợp với
    Điều XX của Hiệp định GATT.
    Ngoài ra, Hiệp định khung cũng xác định thêm những vấn đề sẽ được
    tiếp tục đàm phán bao gồm:
    + Các qui tắc chi tiết điều chỉnh việc cắt giảm thuế, gồm cả
    qui tắc có đi có lại.
    + Qui tắc xuất xứ hàng hoá.
    + Qui tắc xử lý đối với hạn ngạch thuế quan.
    Nước ta cũng đã cam kết tham gia Chương trình Thu hoạch sớm và bắt
    đầu thực hiện từ ngày 1/1/2004 với hầu hết các mặt hàng trong Chương 1 đến
    chương 8, chỉ loại trừ 15 dòng thuế của các nhóm mặt hàng gồm thịt gia cầm
    các loại, trứng gà vịt, một số loại hoa quả có múi.
    Phần 2 : Các lĩnh vực hợp tác kinh tế
    Phần này đề ra các lĩnh vực và biện pháp hợp tác kinh tế (Điều 7). Tuy
    nhiên, trong khuôn khổ Hiệp định khung, ASEAN và Trung Quốc mới dừng
    lại ở việc xác định các lĩnh vực hợp tác, trong đó có các lĩnh vực ưu tiên hợp
    tác (Điều 7) và một số các biện pháp hợp tác dự kiến (Điều 7.3). Kế hoạch
    triển khai cụ thể sẽ do hai bên tiếp tục nghiên cứu và phát triển trên cơ sở thỏa
    thuận sau này.
    ASEAN và Trung Quốc thống nhất trước mắt sẽ tăng cường hợp tác
    trong 5 lĩnh vực ưu tiên là:
    a. Nông nghiệp
    b. Công nghệ thông tin
    c. Phát triển nguồn nhân lực
    d. Đầu tư
    e. Phát triển lưu vực sông Mêkông.
    Sau này, hợp tác sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực khác như ngân hàng,
    tài chính, du lịch, công nghiệp, vận tải, vô tuyến viễn thông, sở hữu trí tuệ, xí
    nghiệp vừa và nhỏ, môi trường, công nghệ sinh học, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai
    khoáng, năng lượng, phát triển tiểu vùng
    Các biện pháp tăng cường hợp tác sẽ bao gồm, nhưng không chỉ giới
    hạn ở:
    (a) Thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá và dịch vụ, và
    đầu tư như:
    - Tiêu chuẩn và đánh giá hợp chuẩn;
    - Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại/các biện pháp phi
    thuế quan; và
    - Hợp tác hải quan
    (b) Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
    (SMEs);
    (c) Thúc đẩy thương mại điện tử;
    (d) Xây dựng năng lực;
    (e) Chuyển giao công nghệ.
    Một phần quan trọng của lĩnh vực hợp tác kinh tế là ưu đãi dành cho các
    nước thành viên mới của ASEAN thông qua các chương trình và hỗ trợ kỹ
    thuật khác nhằm giúp đỡ các nước này trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, phát
    triển thương mại và đầu tư với Trung Quốc (Điều 7.4)
    Hợp tác kinh tế còn được qui định một phần trong Chương trình Thu
    hoạch sớm, chủ yếu nhằm xúc tiến các dự án đang được triển khai trong khuôn
    khổ hợp tác trước đây giữa ASEAN và Trung Quốc. Đáng lưu ý là sự hợp tác
    này dành ưu tiên cho một số dự án mà Việt Nam đang tham gia, ví dụ như Kế
    hoạch phát triển tổng thể trong khu vực Tiểu vùng Sông Mêkông mở rộng, hay
    các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nước ASEAN mới xây dựng năng lực
    hội nhập khu vực và thúc đẩy quá trình gia nhập WTO.
    Phần 3: Các điều khoản thực hiện
    Phần các điều khoản thực hiện gồm 9 điều, xác định các biện pháp thực thi
    Hiệp định khung, trong đó nổi lên một số nội dung chính như sau:
    a) Thời gian đàm phán về thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư
    Hiệp định khung qui định khung thời gian đàm phán về thương mại hàng
    hóa bắt đầu từ đầu năm 2003 và kết thúc trước ngày 30/6/2004 (Điều 8.1).
    Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, các nước nhất trí sẽ cố gắng sớm
    khởi động quá trình đàm phán này trong năm 2003 (Điều 8.2).
    Đối với các hợp tác kinh tế khác, Hiệp định khung không đề cập đến thời
    điểm cụ thể, nhưng thể hiện sự cam kết của các bên mong muốn sớm xây dựng
    chương trình và kế hoạch cụ thể (Điều 8.3).
    b) Về việc dành đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) cho các nước chưa phải
    là thành viên của WTO.
    Sau nhiều lần đàm phán với không ít khó khăn, cuối cùng Trung Quốc đã
    đồng ý đưa vào Hiệp định khung điều khoản quy định Trung Quốc sẽ dành cho
    các nước ASEAN chưa là thành viên của WTO được hưởng những cam kết của
    mình trong khuôn khổ WTO trên cơ sở đãi ngộ tối huệ quốc (Điều 9). Đây là
    một ưu đãi rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp nước ta để thâm nhập thị
    trường Trung Quốc một cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực thương mại hàng
    hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư.
    c) Cơ chế giải quyết tranh chấp.
    Hiệp định khung quy định: Trong thời hạn một năm sau thời điểm Hiệp
    định này có hiệu lực, các Bên sẽ thiết lập cơ chế và các thủ tục giải quyết tranh
    chấp chính thức thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này
    (điều 11.1)
    d) Thời điểm có hiệu lực và bảo lưu
    Hiệp định khung qui định thời hạn hiệu lực của Hiệp định là từ ngày 1
    tháng 7 năm 2003 (Điều 16.1). Các bên cố gắng hoàn tất thủ tục trong nước
    vào ngày đó và thông báo cho nhau bằng văn bản. Trường hợp một nước chưa
    hoàn thành được thủ tục trong nước trước ngày 1/7/2003 thì quyền và nghĩa vụ
    của nước đó sẽ bắt đầu từ khi hoàn thành xong thủ tục phê duyệt.
    1.2. Nội dung và ý nghĩa của Chương trình Thu hoạch sớm
    Qua một quá trình đàm phán khá dài, Hiệp định khung về hợp tác kinh
    tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đã được nguyên thủ của 10 nước
    ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Campuchia, tạo tiền đề thành lập Khu vực
    mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 đối với các nước
    ASEAN 6 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái
    Lan) và 2015 đối với các nước Cămpuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam
    (CLMV).
    Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc điều chỉnh
    4 mảng lớn: hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác.
    Chương trình Thu hoạch sớm (EHP) là một nội dung trong Hiệp định khung về
    hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc (được quy định tại điều 6 của
    Hiệp định) và điều chỉnh một phần trong mảng hàng hoá.
    Chương trình Thu hoạch sớm là một cơ chế ưu đ∙i thuế quan được
    đặt ra nhằm thực hiện sớm các lợi ích của ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ
    Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc trên cơ sở có đi có lại giữa các
    Bên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...