Luận Văn Các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư bản tư nhân trong giai đoạn mới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI


    I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN
    1. Tính tất yếu khách quan của kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế thời kỳ quá độ
    Đặc trưng của thời kỳ quá độ là thời kỳ cùng tồn tại lâu dài và đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau giữa những yếu tố, thành phần bộ phận của nền kinh tế cũ tư hữu với những yếu tố, thành phần, bộ phận của nền kinh tế mới xây dựng, công hữu. Trong đó, kinh tế tư bản tư nhân là thành tố quan trọng, không thể thiếu của nền kinh tế thời kỳ quá độ Việt Nam.Sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hoá cùng với xu thế và đặc điểm thời đại về mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là môi trường và điều kiện cho kinh tế tư bản tư nhân phát huy các ưu thế, hiệu quả của mình cho nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.
    Mặt khác, sự tồn tại và phát triển của khu vực tư nhân còn để huy động rộng rãi tiềm năng, nguồn lực trong toàn xã hội (vốn đầu tư, lực lượng lao động, tư liệu sản xuất, các ngành nghề ) cùng với kinh nghiệm quản lý, tính năng động, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo của kinh tế tư bản tư nhân đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân lao động nhằm ổn định xã hội.
    Đó chính là cơ sở nền tảng, là lý do cho sự phát triển của kinh tế tư bản tư nhân . kinh tế tư bản tư nhân mới trong giai đoạn mở đường và phát triển cho nên đòi hỏi phải có một cơ chế và chính sách cho phù hợp. Với sự phát triển nhiều thành phần, khu vực kinh tế nhằm khuyến khích các thành phần cùng mở rộng sản xuất kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường là hết sức cần thiết đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
    2. Tạo sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế
    Một khi đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư bản tư nhân là tất yếu khách quan, lâu dài thì phải đặt các khu vực kinh tế Nhà nước, tư nhân, hỗn hợp có vị trí bình đẳng trước pháp luật. Sự bình đẳng đựơc thể hiện: phải hoạt động kinh doanh tuân theo luật pháp, trong kinh doanh là đơn vị kinh tế độc lập, cùng cạnh tranh với nhau trên thị trường và cùng chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Mọi sự ưu tiên dành lợi thế cho khu vực này, hạn chế gây trở ngại cho khu vực kia là trái với yêu cầu của các quy luật khách quan, rốt cuộc sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế. Theo quan điểm này, các chính sách đầu tư (vốn, đất đai ) khuyến khích phát triển phải được thực hiện theo lĩnh vực, đối tượng đầu tư chứ không phải theo chủ thể đầu tư là ai (Nhà nước hay tư nhân, trong nước hay nước ngoài).
    3. Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế
    Trước đây, Nhà nước hầu hết tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư bản tư nhân . Đó là thời kỳ bao cấp, tự cung, tự cấp, nền kinh tế sản xuất nhỏ, lẻ tẻ, đóng cửa. Nhưng khi thực hiện mở cửa kinh tế, Nhà nước không thể thực hiện bảo hộ hay chỉ đạo sản xuất như trước đây nữa vì môi trường kinh doanh mới có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, hàng hoá sản xuất ra phải chịu sự cạnh tranh. Lúc này, Nhà nước chỉ còn thực hiện lãnh đạo, điều hành ở tầm vĩ mô thông qua các cơ chế chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước.
    kinh tế tư bản tư nhân đã, đang và sẽ phát triển với xu hướng liên tục mở rộng quy mô và nâng cao vai trò kinh tế tư bản tư nhân trong việc giải quyết những nhiệm vụ kinh tế xã hội chính trị quan trọng (thực hiện tiết kiệm đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xu hướng hình thành nhiều triệu hộ kinh doanh và sớm xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân với quy mô lớn, sẽ phát triển nhiều Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài). Đặc biệt là xu hướng mang tính xã hội hoá xã hội chủ nghĩa là phát triển quan hệ liên doanh liên kết, là hợp tác giữa các thành phần và loại hình doanh nghiệp, phát triển hợp tác xã kiểu mới và doanh nghiệp cổ phần.



     
Đang tải...