Thạc Sĩ Các giải pháp để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động của các trườn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách hành chính
    (CCHC) phục vụ cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
    Việt Nam, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được xác định là một khâu
    quan trọng. Mục đích ở đây được đặt ra là phục vụ tốt hơn yêu cầu, quyền và
    lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước
    ngày một tốt hơn.
    Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về TTHC nhưng cho
    đến nay các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào TTHC của các cơ quan hành
    chính, mà chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào về TTHC trong các đơn
    vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học (ĐH). Hơn nữa, thực tế
    TTHC trong hoạt động của các trường ĐH được quy định còn tản mạn, không
    thống nhất. Mỗi trường ĐH thường có những quy định riêng của mình về
    TTHC. Để đáp ứng yêu cầu giải quyết các công việc trong trường ĐH, cần
    phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để cải cách TTHC và đây là một yêu
    cầu cần thiết khách quan, góp phần thúc đẩy nền ĐH nước ta trong thời kỳ tới.
    Xuất phát từ tình hình thực tế đó tác giả đã chọn đề tài “Các giải pháp để
    thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động của các trường đại học
    công lập ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
    2. Giả thuyết nghiên cứu
    Thủ tục hành chính trong hoạt động của bất cứ trường ĐH nào cũng
    đều liên quan mật thiết đến nhiều phương diện trong quá trình phát triển của
    nhà trường. Vì vậy, nếu TTHC được xây dựng và tổ chức triển khai tốt thì
    điều đó không chỉ làm cho sự phát triển của nhà trường thuận lợi hơn mà ảnh
    hưởng của nhà trường đối với nhiều phương diện của đời sống xã hội có liên
    quan cũng sẽ tốt hơn. Trong khi đó TTHC tại các trường ĐH hện còn rất nặng
    nề. Đó là cơ sở để khẳng định rằng nhiệm vụ cải cách TTHC đang đặt ra rất
    cấp thiết đối với các trường ĐH và nó đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu
    để đổi mới. Hơn nữa, nếu nghiên cứu TTHC và đề xuất được những đổi mới
    và cải cách cần thiết thì đó sẽ là đóng góp quan trọng cho nhiệm vụ cải cách
    ĐH và cải cách giáo dục nói chung mà chúng ta hiện đang tiến hành theo Nghị
    quyết của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
    Thủ tục hành chính liên quan mật thiết tới quá trình điều hành hoạt
    động của bất cứ tổ chức nào kể cả đối với các trường ĐHCL. Nếu các hạn chế
    về ban hành và tổ chức triển khai các TTHC được chỉ rõ, các giải pháp thiết
    thực để khắc phục các hạn chế đó được đưa ra một cách thực tế, có tính thuyết
    phục, việc ban hành TTHC và tổ chức thực hiện chúng gắn với hoạt động của
    2
    các trường ĐH được đổi mới và mang tính khoa học thì chắc chắn sẽ rất có ích
    cho các nhà trường trước mắt cũng như lâu dài, làm cho các trường ĐH hoạt
    động và phát triển tốt hơn. Đây là điều mà xã hội hiện nay đang rất mong chờ.
    Điều đáng nói là, hiện tại không phải cơ quan quản lý và trường ĐHCL
    nào cũng nhận thức đầy đủ và rõ ràng vai trò của TTHC trong nhà trường vì
    còn thiếu những nghiên cứu có chiều sâu, có tính hệ thống và đưa ra được
    những khuyến cáo hữu ích mang tính đột phá. Luận án của chúng tôi không
    chỉ nghiên cứu ưu điểm, các tồn tại, hạn chế trong việc ban hành và thực hiện
    các TTHC mà còn chỉ rõ nguyên nhân của các tồn tại, các hệ lụy mà chúng
    gây ra cho các trường ĐH, tìm kiếm các giải pháp hữu ích để khắc phục. Ví
    dụ, việc các trường ĐHCL tự đề ra các thủ tục quản lý không theo quy định
    của Bộ GD&ĐT là không tốt. Nhưng cơ quan cấp trên là Bộ GD&ĐT cần làm
    gì trước hiện thực đó? Vì sao việc triển khai TTHC do ngành đề ra đối với các
    ĐHCL lại khó khăn và không hiệu quả? Giải pháp khắc phục có phải bắt đầu
    từ xây dựng lại quy chế, đổi mới nhận thức về xây dựng TTHC và tổ chức sao
    cho theo kịp tình hình mới hay không? Các ĐHCL sẽ phải tổ chức lại bộ máy
    để triển khai các TTHC mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành
    nhưng phải có những điều kiện gì? Phải học tập kinh nghiệm quốc tế như thế
    nào cho có hiệu quả trong lĩnh vực đang nói đến? Đó là những vấn đề đặt ra
    cho quá trình nghiên cứu.
    Những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, bồi dưỡng đội
    ngũ cán bộ triển khai TTHC có vai trò rất quan trọng cũng sẽ được nghiên cứu
    trong luận án. Kết luận rút ra được khi đó không chỉ có ích cho việc nâng cao
    lý luận TTHC mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Bổ sung, hoàn thiện thêm lý luận về thủ tục, về cải cách, đặc biệt là cải
    cách việc thực hiện TTHC trong hoạt động của các trường ĐHCL đáp ứng
    những đòi hỏi, yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Chỉ ra các ưu điểm cũng như hạn
    chế và khó khăn khi triển khai các TTHC trong các trường ĐH, từ đó đề xuất
    một số giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách TTHC đối với hoạt động của các
    trường ĐHCL, góp phần đổi mới cách tổ chức các hoạt động cuả trường ĐH
    có liên quan đến TTHC, nâng cao chất lượng quản lý của nhà trường và qua
    đó nâng cao chất lượng của GDĐH.
    4. Nhiệm vụ
    Làm rõ những cơ sở lý luận về TTHC và cải cách TTHC trong hoạt động
    của các trường ĐHCL; đánh giá thực trạng thực hiện TTHC và những vấn đề
    đặt ra liên quan đến nhiệm vụ này trong hoạt động của các trường ĐHCL thời
    gian qua, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để thúc đẩy cải cách TTHC trong
    3
    hoạt động của các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay phục vụ cho mục tiêu
    nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH, rộng hơn là phục vụ cho
    nhiệm vụ cải cách GDĐH Việt Nam đương đại.
    5. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án lấy chủ thể TTHC, các quy phạm về TTHC, cải cách TTHC trong
    hoạt động của các trường ĐHCL ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu.
    6. Nội dung nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ban hành, thực
    hiện TTHC và cải cách việc triển khai TTHC trong hoạt động của các trường
    ĐHCL qua một số khâu cụ thể như: Tuyển sinh và đào tạo hệ đại học; Công
    tác sinh viên; Công tác thi tuyển, xét tuyển và đào tạo cán bộ, viên chức và
    một số vấn đề liên quan hoặc tác động nhiều đến cán bộ và SV. Những hoạt
    động có tác động nhiều nhất đến sự phát triển, đến chất lượng đào tạo của các
    trường ĐH, đến cuộc sống của hầu hết cán bộ, SV. Nếu tìm được các giải
    pháp làm cho các TTHC liên quan đến những nhiệm vụ đó được cải thiện,
    công việc trôi chảy, có chất lượng thì về cơ bản có thể tin là trường ĐH sẽ
    phát triển.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và tìm ra tính điển hình luận án giới hạn
    phạm vi nghiên cứu là trường ĐHCL. Các học viện, đại học vùng, trường Đại
    học chuyên ngành thuộc các Đại học, các trường đại học đặc thù như các
    trường thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, đại học ngoài công lập chúng tôi
    chưa đề cập đến .Tác giả có đề cập nhưng không nghiên cứu sâu về TTHC liên
    quan đến hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong các trường. Luận
    án giới hạn việc nghiên cứu các vấn đề TTHC nói chung và TTHC trong hoạt
    động của các trường ĐHCL ở Việt nam trong thời kỳ từ sau đổi mới đến nay, tập
    trung vào giai đoạn 1 của Chương trình cải cách TTHC (2001 - 2010) của Chính
    phủ và những năm đầu của Chương trình CCHC giai đoạn 2 (2011-2020).
    Địa bàn nghiên cứu là một số trường ĐHCL trong toàn quốc.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu đã được vận dụng là: Phương pháp phân tích;
    Phương pháp lịch sử; Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương pháp thống kê so
    sánh; Phương pháp tổng hợp hệ thống.
    9. Những đóng góp mới của luận án
    - Về lý luận: Nhận diện, củng cố bổ sung thêm lý luận về thủ tục, TTHC,
    đặc biệt lý luận TTHC đối với hoạt động của các trường ĐHCL; tập hợp, hệ
    thống hóa các TTHC đối với hoạt động của nhà trường, luận giải sự cần thiết
    phải cải cách và đổi mới việc thực hiện TTHC trong lĩnh vực này; bổ sung
    4
    thêm phần lý luận về vị trí, vai trò, đặc điểm, ý nghĩa, cách phân loại, nguyên
    tắc xây dựng, ban hành và thực hiện TTHC, quan niệm về TTHC; khái quát
    đặc điểm của TTHC đối với hoạt động của các trường ĐH, sự cần thiết điều
    chỉnh các TTHC này trong lĩnh vực quản lý hành chính công về GD&ĐT,
    đồng thời đưa ra những nhận định bước đầu về vấn đề cải cách TTHC đối với
    hoạt động của các trường ĐHCL hiện nay; đề xuất được một số giải pháp
    chung và những giải pháp cụ thể về tổ chức nhằm tạo thuận lợi cho việc thực
    hiện TTHC trong hoạt động của các trường ĐHCL.
    - Về thực tiễn: Luận án tổng hợp, đánh giá và đưa ra được những nhận
    định bước đầu về thực hiện TTHC trong các trường ĐHCL hiện nay, chỉ ra
    được ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân việc cải cách TTHC trong các trường
    ĐH chưa đạt kết quả như mong muốn; thực hiện một trong những cuộc khảo
    sát đầu tiên về cải cách TTHC trong các trường ĐH, là cơ sở quan trọng để tác
    giả đề xuất các giải pháp cải cách TTHC trong nhà trường. Giới thiệu một số
    mô hình áp dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện TTHC trong trường
    ĐH có hiệu quả. Giới thiệu một số mô hình tuyển sinh ĐH từ các nước có nền
    giáo dục phát triển, từ đó đề xuất mô hình tuyển sinh ĐH ở Việt Nam với các
    thủ tục mới. Kết quả nghiên cứu luận án đã tổng hợp và đề xuất với Bộ
    GD&ĐT loại bỏ những TTHC không cần thiết, không còn phù hợp trong một
    số khâu và kiến nghị với lãnh đạo các trường ĐH xây dựng Bộ quy định, quy
    định chức năng, nhiệm vụ của các đơn và Bộ quy trình xử lý các TTHC để
    giải quyết các công việc thuộc trường ĐH, một lĩnh vực mà từ trước tới nay
    còn bỏ ngỏ.
    10. Kết cấu nội dung của luận án
    Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh
    mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 3 chương.
    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    1. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu
    liªn quan ®Õn ®Ò tµi luËn ¸n ®· ®­îc c«ng bè ë trong
    vµ ngoµi n­íc
    KÕt qu¶ nghiªn cøu cña c¸c c«ng tr×nh khoa häc
    liªn quan trùc tiÕp vµ cËn liªn quan ®Õn ®Ò tµi ®-îc
    tæng kÕt thµnh c¸c môc nh- sau:
    1.1. C¸c nghiªn cøu ë ngoµi n­íc
    Ở nước ngoài, nghiên cứu về khái niệm thủ tục và TTHC đã được đề cập
    trong nhiều tài liệu, sách như: “Bách khoa thư và Từ điển Pháp" (Dictionnaire
    Encyclopédique 2000, NXB. Larousse, 1999); “Đạo luật Thủ tục hành chính"
    5
    của Trung Quốc (法律168, http://www.fl168.com/ReadText-
    5858) và trang website 到?百科?首ủ页_, trong một số quy định về hoạt
    động của các trường đại học: Đại học Oslo, Na Uy (University of Oslo); Viện
    đại học Virginia, Mỹ (University of Virginia). Vấn đề cải cách hành chính và
    cải cách TTHC cũng được nói đến trong cuốn “Phục vụ và duy trì: Cải thiện
    hành chính công trong một thế giới cạnh tranh" của S. Chiavo - Campo và
    P.S.A. Sundaram thuộc Ngân hàng phát triển châu Á (Nxb Chính trị quốc gia,
    2003); “Cải cách giáo dục ở các nước phát triển - Cải cách Giáo dục ở Mỹ",
    “Cải cách giáo dục ở các nước phát triển - Cải cách Giáo dục ở Anh" của Lữ
    Đạt, Chu Mãn Sinh, Lưu Lập Đức, Chu Hải Yến - Trung Quốc (Nxb Giáo dục
    Việt Nam, 2010); “Thiết kế đánh giá công tác sinh viên" của Tất Tiểu Bình
    (Tài liệu lưu hành nội bộ của trường Đại học Trung Sơn Trung Quốc, 2003);
    “Kinh tế giáo dục" của Cận Nhị Bân (Nxb Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc,
    2011).
    Những cuốn sách nói trên đã đưa ra nhiều gợi ý tốt cho cải cách TTHC
    trong các trường Đại học hiện nay.
    1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
    Nghiên cứu về quan niệm TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông có các
    cuốn: “Thủ tục hành chính: lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Văn Thâm và
    Võ Kim Sơn, NXB Chính trị quốc gia (2001); “Thuật ngữ hành chính” của
    Học viện Hành chính (2002); “Một số vấn đề cải cách thủ tục hành chính" của
    Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn, NXB Chính trị quốc gia (1995); “Luận về thủ
    tục hành chính hiện nay" của Nguyễn Hữu Khiển (Website Học viện hành
    chính (2010)); “Đổi mới tư duy hành chính - Nền tảng vững chắc cho khâu đột
    phá cải cách hành chính" của Bùi Thế Vĩnh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số
    2/2007; “Cải cách hành chính những vấn đề cần biết"của Diệp Văn Sơn, Nxb
    Lao động, 2006. Nghiên cứu về cải cách TTHC cũng đã có một số luận văn
    thạc sĩ bảo vệ tại Học viện hành chính như: “Cải cách thủ tục hành chính
    trong cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam" của Trần Văn Bình (năm
    2000); “Cải cách thủ tục hành chính (Khảo sát mô hình một cửa tại UBND thị
    xã Sóc Trăng)”của Nguyễn Thị Ngọc Phượng (năm 2000). Gần đây nhất có
    cuốn “Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước những
    thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam" do Nguyễn Đăng Thành
    (Chủ biên), (NXB Lao động, Hà Nội năm 2012). Đặc biệt trong cuốn Kỷ yếu
    Hội thảo Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam từ góc nhìn của các nhà
    khoa học (2011) của Học viện hành chính có khá nhiều báo cáo khoa học về
    lĩnh vực cải cách TTHC. Các bản báo cáo đó đã nêu lên nhiều vấn đề liên
    quan đến lý luận và thực tiễn cải cách TTHC những năm gần đây.
    6
    Riêng về TTHC trong hoạt động của các trường ĐH có một số nghiên cứu
    đáng chú ý như: “Cải cách hành chính và vấn đề cải tiến các dịch vụ hành
    chính trong trường đại học" của Lê Đình Sơn, (Tạp chí khoa học và công
    nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(37) 2010; “Thực trạng cải cách thủ tục hành
    chính tại trường CĐSPTW") của Hà Thị Thu Trang, Tạp chí thiết bị giáo dục,
    số 93/2013; “Cải cách hành chính tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân" của
    Nguyễn Thị Phượng (tiểu luận, 2013). Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên
    cứu mà vấn đề cải cách TTHC cũng được đề cập đến ở các mức độ khác nhau
    như: Công cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820-1840),
    Luận án tiến sĩ về quản lý hành chính công, của Nguyễn Minh Tường (năm
    2008); Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm
    của các trường đại học ở Việt Nam của Phan Huy Hùng, Học viện Chính trị -
    Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2009) .Tóm lại, TTHC và cải cách
    TTHC ở Việt Nam đã có nhiều người nghiên cứu. Những tài liệu trên tuy
    không trực tiếp nói về TTHC trong các trường ĐHCL nhưng đã giúp tác giả
    rút ra được nhiều điều bổ ích, đặc biệt là tình hình thực hiện TTHC.
    1.2.3 Những nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án
    Tác giả có đề tài nghiên cứu: “Cải cách việc thực hiện TTHC trong các
    trường đại học và cao đẳng”, Tạp chí Thị trường Giá cả (2009); “Thực hiện
    TTHC ở các trường đại học, cao đẳng mỗi nơi một kiểu!”, Tạp chí Tài chính
    Ngày nay (2009); “Thủ tục hành chính trong hoạt động của các trường đại
    học ở Việt Nam - nhìn từ một cuộc khảo sát”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước
    (2013); "Thủ tục tuyển sinh Đại học - kinh nghiệm một số nước và gợi ý ở Việt
    Nam”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, (2013).
    2. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết
    - Lý thuyết về TTHC, cải cách TTHC trong hoạt động các trường ĐHCL ở
    Việt Nam.
    - Đặc điểm TTHC, cải cách TTHC trong hoạt động của các trường ĐHCL,
    các yêu cầu điều chỉnh và hướng điều chỉnh.
    - Khảo sát, đánh giá TTHC, cải cách TTHC trong hoạt động của các
    trường đại học, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và hướng khắc
    phục.
    Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận án đã tập trung làm rõ những nội
    dung sau:
    Thứ nhất, về lý luận, bổ sung thêm phần lý luận về TTHC, đặc biệt làm
    sáng tỏ sự khác nhau giữa TTHC trong nền hành chính phục vụ và nền hành
    chính cai trị. Từ đó tác giả đã đưa ra quan niệm về TTHC trong hoạt động của
    7
    các trường ĐHCL ở Việt Nam và tính chất của loại thủ tục này, xem xét ảnh
    hưởng của nó với công cuộc CCHC trong lĩnh giáo dục và đào tạo.
    Thứ hai, trong hoạt động của các trường ĐHCL ở Việt Nam cải cách
    TTHC đã được coi trọng đúng mức chưa? Hệ quả của nó là gì?
    Thứ ba, làm sáng tỏ các vấn đề về cách thức chỉ đạo của Nhà nước mà đại
    diện là Bộ GD&ĐT đối với việc cải cách TTHC trong hoạt động của các
    trường ĐHCL thời gian qua và kiến nghị, bổ sung những nội dung cần thiết để
    chỉ đạo đó mang lại hiệu quả thực sự.
    Thứ tư, xác định hướng đi CCHC, vấn đề trọng tâm, các điều kiện cần
    thiết để thực hiện việc cải cách TTHC trong các trường ĐHCL ở Việt Nam
    giai đoạn tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...