Chuyên Đề Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam

    A- ĐẶT VẤN ĐỀ
    Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
    Mặc dù Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo được 13 năm nhưng hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp, chênh lệch về giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới còn lớn. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào giá thấp, thị trường không ổn định. Hệ thống thu gom xuất khẩu còn yếu kém, đơn lẻ nên chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy, để việc sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả thì cần có giải pháp với những chính sách đồng bộ, cần sự phối hợp điều hành của các bộ, ngành có liên quan để tìm ra lối thoát thực sự của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
    Từ thực tế trên mà em đã chọn đề tài: "Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam ” để nghiên cứu.
    MỤC LỤC
    A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    B - NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO. THỰC TRANG XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA. 3

    I/ Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân 3
    1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
    * Đối với nền kinh tế quốc dân: 3
    * Đối với doanh nghiệp: 4
    2. Vai trò của xuất khẩu lúa gạo. 4
    II. Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua. 5
    * Ưu điểm: 5
    * Khó khăn: 6
    CHƯƠNG II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TIÊU THỤ VÀ XUẤT KHẨU GẠO 9
    I. Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu gạo những năm tới. 9
    1. Cần định rõ chiến lược thị trường cho gạo xuất khẩu. 9
    II. Những giải pháp chủ yếu cho tiêu thụ và xuất khẩu gạo ở Việt Nam. 10
    1. Giải pháp cho sản phẩm. 10
    2. Giải pháp về thị trường. 11
    3. Về cơ chế điều hành giá mua lúa gạo. 12
    C. KẾT LUẬN CHUNG 14
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
     
Đang tải...