Tiểu Luận Các giải pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao Chất lượng đổi mới giáo dục phổ thông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề.
    Từ khi thực hiện chương trình cải cách giáo dục đến nay đã hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian đó, phải khẳng định là chương trình này đã đào tạo ra những thế hệ người Việt Nam tài năng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tuy nhiên, nội dung chương trình cũng như phương pháp giảng dạy, mặc dù đã có nhiều sửa đổi, chỉnh lý nhưng trước những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội của đất nước, đã không còn phù hợp nữa.Trong khi cuộc sống đòi hỏi những con người năng động, sáng tạo thì giáo dục nhà trường giống như chiếc áo mặc chật. Đổi mới là tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển xã hội nói chung, giáo dục nói riêng.
    Để chuẩn bị cho việc đổi mới giáo dục phổ thông lần này, ngành Giáo dục đã có một sự chuẩn bị khá chu đáo, từ việc xây dựng khung chương trình, biên soạn sách giáo khoa, sách giáo vên, tiến hành thực nghiệm ở nhiều trường, nhiều vùng khác nhau. Khác với lần cải cách giáo dục năm 1981, lần đổi mới này không làm thay đổi hệ thống giáo dục quốc dân, nghĩa là vẫn giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm với 3 bậc học. Đổi mới GDPT lần này tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
    -Đổi mới mục tiêu giáo dục, mà cụ thể, đối với Giáo dục Tiểu học, mục tiêu lần này làm rõ quan điểm giáo dục toàn diện và thiết thực đối với người học. Nội dung đào tạo tránh khuynh hướng hàn lâm, khuynh hướng học tách rời thực tế cuộc sống. Nội dung & phương pháp giáo dục đảm bảo tính liên thông đối với bậc học tiếp theo.
    -Đổi mới kế hoạch giáo dục Tiểu học. Biên chế năm học gồm 35 tuần (chương trình CCGD có 33 tuần).Số buổi học tối thiểu là 5 buổi/ tuần, khuyến khích dạy học nhiều hơn 5 buổi/ tuần tiến tới dạy học 2 buổi/ ngày. Chương trình có phần cứng dành cho việc dạy học các môn học và các hoạt động bắt buộc, đồng thời cũng có độ linh hoạt về các môn tự chọn và kế hoạch riêng cho phù hợp với từng trường, từng địa phương.
    -Đổi mới nội dung giáo dục Tiểu học theo hướng tinh giản những nội dung chiếm nhiều thời lượng, bổ sung những nội dung cập nhật cuộc sống hiện tại, tăng cường tính tích hợp về nội dung để tránh sự trùng lặp, quá tải với người học; tăng cường các nội dung thực hành vận dụng, giảm các nội dung lý thuyết khó hoặc chưa thật sự cần thiết phải học ở Tiểu học. Nội dung giáo dục gắn với đặc điểm vùng miền.
    - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập trung nhiều vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh như: quan sát và tiếp xúc với tài liệu, nguồn thông tin; động não để phát hiện kiến thức; thực hành củng cố kiến thức và kỹ năng; tự đánh giá. Ngoài dạy kiến thức và kỹ năng, phương pháp mới dạy học sinh phương pháp tự học qua các hoạt động học tập. Phương pháp dạy học mới là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với phương pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
    -Đổi mới đánh giá học sinh. Mục đích đánh giá là để xác nhận kết quả học tập của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp với mục tiêu. Nội dung đánh giá là đánh giá theo trình độ chuẩn của chương trình. Công cụ đánh giá là sự kết hợp quan sát sản phẩm học tập của học sinh với việc kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để đưa ra điểm số và nhận xét. Chủ thể đánh giá không chỉ giáo viên đánh giá một chiều như trước đây, mà là giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của nhau.
    Tóm lại: Đổi mới giáo dục Tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để thực hiện mục tiêu đó, nội dung giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Phương pháp giáo dục Tiểu học phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lai niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
    Để thực hiện được mục tiêu và những yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đòi hỏi nhà trường Tiểu học phải tích cực đổi mới một cách đồng bộ mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của việc đổi mới GDPT. Nhiệm vụ trước mắt là phải xây dựng một đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới; tích cực đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo giáo dục toàn diện; phối hợp với các cấp, các ngành, với phụ huynh học sinh và nhân dân để nâng cao chất lượng giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...