Luận Văn Các giải pháp cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh

Thảo luận trong 'KHỐI NGÀNH KINH TẾ' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Các giải pháp cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ. BIỂU ĐỒ viii
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CHỈ
    SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .4
    1.1 Một số khái niệm .4
    1.1.1 Năng lực cạnh tranh 4
    1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia 5
    1.1.3 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 5
    1.1.4 Năng lực cạnh tranh ngành .7
    1.1.5 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp .8
    1.1.6 Năng lực cạnh tranh sản phẩm 9
    1.1.7 Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ .10
    1.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI ) .10
    1.2.1 Lịch sử hình thành chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh PCI 11
    1.2.2 Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .13
    1.2.3 Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 19
    1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .24
    1.2.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan. 24
    2.2.4.2 Nhóm các nhân tố khách quan .27
    1.3 Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo trong đánh giá năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh 29
    1.3.1 Vai trò của chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo trong
    đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .30
    iii
    1.3.2 Các chỉ tiêu của chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo,
    cách đo lường các chỉ tiêu đó 31
    1.3.3 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện chỉ
    số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh .33
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ TÍNH NĂNG ĐỘNG VÀ TIÊN
    PHONG CỦA LÃNH ĐẠO TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 .36
    2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tếxã hội của tỉnh Khánh Hòa .36
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .36
    2.1.1.1 Vị trí địa lý .36
    2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên 37
    2.1.1.3 Tài nguyên biển 38
    2.1.1.4 Tài nguyên rừng .40
    2.1.1.5 Tài nguyên khoáng sản 40
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 42
    2.1.2.1 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế .42
    2.1.2.2 Tình hình lao động việc làm 45
    2.1.2.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu của nền kinh tế .47
    2.2.3.4 Các khu công nghiệp và khu kinh tế 52
    2.1.2.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ khác .56
    2.1.2.6 Tình hình đầu tư và phát triển doanh nghiệp .58
    2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
    tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2012 .61
    2.2.1 Phân tích biến động của chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hòa .61
    2.2.2 Phân tích biến động của chỉ số Tính năng độngvà tiên phong của
    lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa từ kết quả công bố của VCCI giai đoạn 2006 – 2011 .63
    2.2.3 So sánh về điểm số chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh
    đạo tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh được lựa chọn so sánh 65
    2.2.3.1 So với mức trung bình của cả nước .65
    iv
    2.2.3.2 So sánh chỉ số với các tỉnh Duyên hải miền Trung .67
    2.2.3.3 So sánh chỉ số với những địa phương 70
    2.2.4 Phân tích biến động của từng chỉ tiêu trong chỉ số Tính năng động
    và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa so với các tỉnh được lựa chọn
    so sánh từ kết quả công bố của VCCI giai đoạn 2006 – 2011 .75
    2.2.4.1 Chỉ tiêu cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện
    hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN 75
    2.2.4.2. Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giảiquyết những trở ngại
    đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân .80
    2.2.4.3. Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyềntỉnh đối với khu
    tư nhân 85
    2.2.4.4. Tỉnh có sáng kiến tốt nhưng còn nhiều cản trở ở Trung ương 92
    2.2.4.5. Không có sáng kiến nào ở cấp tỉnh, tất cả đều đến từ cấp Trung ương .94
    2.2.5. Đánh giá chung .96
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ TÍNH NĂNG ĐỘNG
    VÀ TIÊN PHONG CỦA LÃNH ĐẠO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
    CẠNH TRANH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA .99
    3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của KhánhHòa đến năm 2020 99
    3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế 99
    3.1.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế trong nước .99
    3.1.1.2. Các yếu tố phát triển nội sinh .100
    3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa .101
    3.1.2.1. Quan điểm phát triển .101
    3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế 102
    3.1.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự báo về sản lượng của
    Khánh Hòa năm 2010 – 2015 - 2020 .103
    3.1.3.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế 103
    3.1.3.2. Dự báo về sản lượng .104
    v
    3.2. Các giải pháp cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
    nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Khánh Hòa .105
    3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần và thái độ
    của lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức trong việc
    hỗ trợ doanh nghiệp. 105
    3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, minh bạch khi
    tiếp cận thông tin: 108
    3.2.3. Phát huy và nâng cao tính linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải
    quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp .111
    3.2.4. Giải pháp 4: Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội doanh
    nghiệp trong việc tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh .114
    3.2.5. Các giải pháp khác 116
    3.2.5.1. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh
    nghiệp trên địa bàn tỉnh 116
    3.2.5.2. Phát triển và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng đến với
    tỉnh Khánh Hòa 117
    3.3 Một số khuyến nghị đối với chính quyền tỉnh Khánh Hòa .117
    KẾT LUẬN .119
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều chủ thể
    khác nhau – các chính phủ, các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các tổ
    chức kinh tế, chính trị, xã hội và các cá nhân. Mỗi chủ thể nắm giữ vai trò nhất
    định. Quá trình tự do hóa kinh tế đã tạo điều kiện để các nước tiến hành phi tập
    trung hóa trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế. Trong quá trình đó,
    hoạt động của các chính phủ đã dần thu hẹp lại, thay vào đó, vai trò và hoạt động của chính
    quyền địa phương, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các cá nhân ngày càng mở rộng.
    Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng
    cho thấy, chính quền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát phát
    triển kinh tế - xã hội địa phương. Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá
    trình phân cấp ngày càng sâu và thực chất hơn. Chính quyền cấp tỉnh đã vàđang
    nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và nhà
    đầu tư trên địa bàn. Từ những điều kiện ban đầu được coi là kém hấp dẫn với các
    nhà đầu tư như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban đầu, quy mô thị
    trường nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư, phát triển DN và
    cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân. Những thành công đó đã khiến
    các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nướcquan tâm đến vai trò của cấp
    tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam.
    Xuất phát từ những điều kiện đó, cạnh tranh cấp tỉnh trở thành đặc thù của
    Việt Nam hiện nay ngoài ba cấp độ cạnh tranh phổ biến trên thế giới thường đề cập
    và phân loại là quốc gia, DN và sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh này liên quan và
    bổ sung nhau, tức là chúng có mối tương quan mật thiết với nhau. Năng lực
    cạnh tranh(NLCT) được tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác nhau, tác động đa
    chiều, đan xen và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất phức tạp. Nâng cao NLCT một
    tỉnh không tách rời mục tiêu chiến lược phát triển chung của vùng và cả nước. Để
    thực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh tranh giữa các tỉnh không tách rời quan
    hệ hợp tác, liên kết nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương. Với hàm
    2
    nghĩa ấy, việc nghiên cứu nâng cao NLCT cấp tỉnh cũng nhằm khai thác thế
    mạnh mối quan hệ liên vùng, liên kết ngành, liên kết giữa các địa phương trong
    phạm vi cả nước. Đồng thời, lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một nước,
    một số tỉnh có sự phát triển năng động của khu vực tư nhân, tạo ra việc làm và
    tăng trưởng kinh tế tốt hơn các tỉnh khác và hướng chính quyền địa phương cải
    thiện, đổi mới điều hành của mình dựa vào những thực tiễn tốt nhất của các tỉnh
    khác nhằm nâng cao vị thế và NLCT của mỗi địa phương.
    Chỉ số năng lực cạnh tranh tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
    Khánh Hòa ngoại trừ năm 2006 đạt 5.11 điểm xếp vị thứ 27/64 tỉnh thành được
    nghiên cứu điều tra và xếp loại khá. Bốn năm tiếp theo từ năm 2007 – 2011, thì
    chưa năm nào trở lại vị thứ này, tuy có biến động tăng trong năm 2011 nhưng vẫn ở
    dưới mức trung bình chung của cả nước. Điều này chứng tỏ, lãnh đạo tỉnh chưa
    thực sự năng động và sáng tạo trong việc giải quyếtcác vấn đề cho DN và điều này
    đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Khánh
    Hòa trong thời gian qua. Xuất phát từ thực tế trên kết hợp với hiện nay chưa có một
    nghiên cứu nào tại Khánh Hòa thực hiện khảo sát và đánh giá chỉ số năng lực cạnh
    tranh tính năng động và tiên phong của lãnh đạo cấptỉnh. Vì thế, việc chọn đề tài
    nghiên cứu “Các giải pháp cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của
    lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TỉnhKhánh Hòa”đáp ứng
    yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong
    của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Khánh Hòa trong thời
    gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    ã Đối tượng nghiên cứu.
    - Chỉ số PCI qua các năm của Khánh Hòa và một số địa phương.
    - Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh qua các năm của
    Khánh Hòa và một số địa phương.
    3
    ã Phạm vi nghiên cứu.
    Nghiên cứu chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh
    Hòa và một số địa phương trong thời gian 2006 – 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu này dự kiến sẽ áp dụng một số
    phương pháp cụ thể như: (1) phương pháp nghiên cứu lý thuyết (hệ thống lại các lý
    thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh; (2) phương pháp thu thập thôngtin (nghiên cứu sẽ tiến hành thu
    thập các thông tin thứ cấp, thông tin thứ cấp được thu thập từ các cơ quan quản lý
    nghành, từ VCCI, từ websites PCI); (3) nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân
    tích thống kê, phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp và so sánh.
    5. Ý nghĩa của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học: Hiện nay cơ sở lý thuyết về xếphạng NLCT cấp tỉnh
    vẫn chưa được làm rõ tuy nhiên đề tài vận dụng những lý thuyết về cạnh tranh để
    làm rõ vấn đề từ đó áp dụng nó vào thực tế.
    - Ý nghĩa thực tế: Từ kết quả đánh giá chỉ số tính năng động và tiên phong
    của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa so sánh với một số địa phương khác đề tài đã khẳng
    định được những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Khánh Hòa
    trong cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt
    động của chính quyền tỉnh trong thời gian tới. Đồngthời đề tài này có thể làm tài
    liệu tham khảo và mở ra các hướng nghiên cứu mới ch o những đề tài nghiên cứu sau này.
    6. Nội dung của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và chỉ số nă ng lực cạnh tranh.
    Chương 2: Thực trạng chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo của
    Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2011.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện chỉ số tính năng động và tiên
    phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Khánh Hòa
    trong thời gian tới.


    CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH VÀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    1.1 Một số khái niệm
    1.1.1 Năng lực cạnh tranh
    Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện
    tham gia trên cùng một sân chơi, doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh tốt hơn thì sẽ
    tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh yếu kém thì sẽ
    nhanh chóng sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Cho đếnnay nhiều nhà nghiên cứu và
    quản lý kinh doanh sử dụng một số thuật ngữ như “năng lực cạnh tranh” “sức cạnh
    tranh” và “khả năng cạnh tranh” và trong tiếng anh nó thường được sử dụng là
    “Compertitiveness Capability”. Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, các
    chuyên gia đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được
    xem xét ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh nghành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng
    lực cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ.
    Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì “Năng lực” là những điều kiện đủ
    hay là vốn có để làm một việc gì đó hoặc là khả năng của một ai đó có thể làm tốt
    một việc gì đó. Vì vậy năng lực cạnh tranh có thể được xem như là khả năng giành
    thắng lợi hay là lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cánhân hay tổ chức) trong việc thực
    hiện một mục tiêu nào đó, mục tiêu đó phải có tính khái quát, hiệu quả rõ ràng và
    phải hướng đến sự phát triển bền vững. Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể được
    phát biểu như “Là khả năng tạo lập được những thuậnlợi hay lợi thế của chủ thể
    cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu
    với hiệu quả cao và bền vững”.
    Như đã đề cập, cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh
    tranh trên các cấp độ khác nhau. Năng lực cạnh tranh được xem là yếu tố tổng hợp
    và được hình thành trên cơ sở kết nối và tổng hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên
    trong và bên ngoài ở các cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp ngành, cấp doanh nghiệp hay
    5
    cấp sản phẩm với tư cách là những thực thể độc lập.Dưới đây, tác giả xin làm rõ
    một số khái niệm có liên quan:
    1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia
    Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
    Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh quốc
    gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức
    sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng cao xác đinh sự thay đổi tổng sản phẩm
    quốc nội trên đầu người theo thời gian”. Trong khi đó, nghiên cứu của Lương Gia
    Cường (2003) cho rằng “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền
    kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút đượcđầu tư, đảm bảo ổn định được
    kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân”
    Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho rằng năng lực cạnh tranh quốc gia là
    khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng
    việc đổi mới, sự dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm
    đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quan điểm này, WEF đã
    đưa ra một bộ khung các yếu tố để xác định năng lựccạnh tranh của quốc gia bao
    gồm 03 nhóm các yếu tố để xác định năng lực cạnh tranh của quốc gia như sau: (1)
    Nhóm chỉ số điều kiện cơ bản - Basic requirement (A) như: Thể chế; Kết cấu hạ
    tầng; Môi trường kinh tế vĩ mô; Y tế và giáo dục tiểu học; (2) Nhóm chỉ số nâng
    cao hiệu quả - Efficiency enhacers (B) như: Đào tạovà giáo dục bậc đại học; Hiệu
    quả thị trường hàng hóa; Thị trường lao động: tính linh hoạt và năng suất; Sự phát
    triển của thị trường tài chính; Sự sẵn sàng của công nghệ; Quy mô thị trường; (3)
    Nhóm chỉ số về sự đổi mới và phát triển các nhân tố- Innovation and sophistication
    factors (C) như: Sự tinh tế của kinh doanh; Đổi mới.
    1.1.3 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia là cạnh tranh nhằm thuhút đầu tư phát triển
    kinh tế xã hội và cũng là cấp độ cạnh tranh có tínhgay gắt đa dạng hơn trong khi
    đó cạnh tranh giữa các địa phương (cạnh tranh vùng)nhằm thu hút đầu tư để phát
    triển kinh tế xã hội thông qua những lợi thế cạnh tranh mà địa phương đó sẵn có
    6
    hoặc tự tạo ra như: vị trí địa lý, tài nguyên thiênnhiên phong phú hoặc chất lượng
    con người, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi thu hútđầu tư, Đan sen với sự ganh
    đua của từng địa phương là sự hợp tác giữa các địa phương nhằm xóa bỏ giới hạn
    hành chính và phân chia các nguồn lực nhằm bổ sung và hỗ trợ cho nhau để tăng
    cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
    Vậy năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là gì? Làm thế nàođể đánh giá và nâng
    cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh? Trước hết, quan điểm hiện nay cho rằng năng
    lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng ganh đua của các tỉnh nhằm thu hút nguồn vốn
    đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở lợi thếcủa địa phương trong mối quan
    hệ liên kết với địa phương khác trong phạm vi quốc gia.
    Hai là, trong xu thế hiện nay, việc phân cấp và phân quyền trong quản lý
    được thực hiện khá nghiêm túc và dần đi vào hiệu quả. Vì thế, chính quyền cấp
    tỉnh được chủ động hơn trong quá trình thực hiện các chính sách nhằm thu hút sự
    phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
          
    A. Các ấn phẩm đã xuất bản
    1. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2005.
    2. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2006.
    3. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2007.
    4. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2008.
    5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2009.
    6. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2010.
    7. Khái niệm “Năng lực” theo Đại từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn hoá
    Thông tin, Hà Nội - 1999 (Nguyễn Như Ý).
    8. Khái niệm “Cạnh tranh” theo quan điểm của Karl Marx.
    9. Khái niệm “Cạnh tranh” theo Từ điển kinh doanh Anh (1992).
    10. Khái niệm “Cạnh tranh” theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1).
    11. Lợi thế cạnh tranh quốc gia - Nhà xuất bản Trẻ - 2008 (Michael E. Porter).
    12. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2003
    (Lương Gia Cường).
    13. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập
    kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - 2010
    (Nguyễn Minh Tuấn).
    14. Sức cạnh tranh - Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội - 2006 (Tuấn Sơn).
    B. Các báo cáo và công trình nghiên cứu
    1. Báo cáo tham luận tổng hợp đề xuất giải pháp nâng cao PCI của thành phố Đà
    Nẵng năm 2009.
    2. Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương -
    Phan Nhật Thanh.
    3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 4.
    4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 11.
    5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 12.
    6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 13.
    7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 14.
    8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 15.
    9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 16.
    10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Thực tiễn tốt trong tăng cường
    tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam.
    11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Sổ tay chống tham nhũng trong
    hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
    12. Phân tích một số yếu tố cấu thành nên năng lực cạnhtranh của DN - ThS. Ngô
    Thanh Hoa (Bộ môn Quản trị Kinh doanh - Khoa Vận tải - Kinh tế - Trường Đại
    học Giao thông Vận tải).
    13. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhKhánh Hòa đến năm 2020.
    14. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020.
    15. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhBến Tre đến năm 2020.
    16. Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa - Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển công
    nghiệp Khánh Hòa đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
    17. Tổng cục thống kê Việt Nam - Báo cáo thường niên thu, chi ngân sách của các
    tỉnh, thành phố trực thuộc TW giai đoạn 2005 - 2011.
    18. Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế - Tạp chí Kinh tế- Tháng 04/1999.
    19. Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng - Nâng cao năng lực cạnh
    tranh của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020.
    20. Ý nghĩa điều tra PCI đối với chính sách quốc gia - Diễn đàn DN Việt Nam giữa
    kỳ 05/2007.
    C. Thông tin từ các websites
    1. Trang chủ PCI chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (http://www.pcivietnam.org/)
    2. Hội thảo PCI Bình Định 2011 và giải pháp cải thiện năm 2012
    (http://kktbinhdinh.vn/default.asp?id=0&ID_tin=2121)
    3. Nâng cao tính năng động và tiên phong trong năng lực cạnh tranh
    (http://khdtgialai.gov.vn/Tin-tuc-su-kien/Nang-cao-tinh-nang-dong-va-tienphong-trong-nang-luc-canh-tranh.aspx)
    4. Nâng cao tính năng động, tiên phong của đội ngũ cánbộ - giải pháp quan trọng
    nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
    (http://www.thainguyen.gov.vn/wps/portal/huyendaitu/!ut/p/c4/04_SB8K8xLL
    M9MSSzPy8xBz9CP0os3jvkGB3ZzdTEwN_E0sLA0-jQHd3Y2cvTy9PM_2CbEdFAHGI4Ag!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/
    wcm/connect/web+content/sites/cq/cq_cmdhd/1d37b8004b05532bbf55ff724cfe3f99)
    5. Làm gì để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Phú Yên
    (http://www.baophuyen.com.vn/Kinh-te-82/4405805606105305658)
    6. An Giang tìm giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30065&
    cn_id=521554)
    7. UBND tỉnh Cao Bằng gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp
    (http://baocaobang.vn/Thoi-su/UBND-tinh-gap-mat-doi-thoai-voi-doanhnghiep/7669.bcb)
    8. Đại hội Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Khánh Hòa lần thứIII, nhiệm kỳ 2011 –
    2014: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, liên kết với các doanh nghiệp trẻ trong và
    ngoài nước (http://www.baokhanhhoa.com.vn/Chinhtri-Xahoi/201112/daymanh-xuc-tien-thuong-mai-lien-ket-voi-cac-doanh-nghiep-tre-trong-va-ngoainuoc-2118051/)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...