Luận Văn Các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'KHỐI NGÀNH KINH TẾ' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG .v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ vii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CHỈ SỐ
    ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG 6
    1.1.Một số khái niệm .6
    1.1.1. Năng lực cạnh tranh 6
    1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia 7
    1.1.3. Năng lực cạnh tranh ngành 8
    1.1.4. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 9
    1.1.5. Năng lực cạnh tranh sản phẩm 11
    1.1.6. Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấpđộ 11
    1.2.Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh .12
    1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 12
    1.2.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 14
    1.2.2.1.Lịch sử hình thành chỉ số PCI .14
    1.2.2.2.Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấptỉnh .17
    1.2.3.3.Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 23
    1.2.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .27
    1.3.Chỉ số đào tạo lao động trong đánh giá PCI .33
    1.3.1.Khái niệm .33
    1.3.2.Vai trò của chỉ số đào tạo lao động trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh 33
    1.3.3. Cách đo lường chỉ số đào tạo lao động .34
    1.3.4. Lý do thay đổi và loại bỏ một số chỉ số 38
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 41
    ii
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA KHÁNH
    HÒA GIAI ĐOẠN 2006-2011 43
    2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên đặc điểm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. 43
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .43
    2.1.1.1.Vị trí địa lý 43
    2.1.1.2.Điều kiện tự nhiên .45
    2.1.1.3.Tài nguyên thiên nhiên 46
    2.1.2.Đặc điểm kinh tế .50
    2.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế .50
    2.1.2.2.Cơ cấu kinh tế 51
    2.1.2.3.Mức sống dân cư .52
    2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nên kinh tế .53
    2.1.3.1.Hệ thống giao thông 53
    2.1.3.2.Hệ thống điện 57
    2.1.3.3.Hệ thống cấp thoát nước 57
    2.2.3.4.Các khu công nghiệp và khu kinh tế .57
    2.2.3.5.Hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ khác .62
    2.3.Thực trạng đào tạo lao động việc làm – đào tạo nghề của Khánh Hòa giai đoạn
    2006-2010 64
    2.3.1. Đặc điểm lao động của tỉnh Khánh Hòa .64
    2.3.2. Hiện trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực .66
    2.3.2.1. Quy mô đào tạo .66
    2.3.2.2.Tồn tại một số khó khăn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực 68
    2.4.Thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm 69
    2.5.Phân tích biến động của chỉ số đào tạo lao độngcủa Khánh Hòa giai đoạn 2006-2011 từ nghiên cứu của VCCI .71
    2.5.1. Biến động chỉ số PCI Khánh Hòa giai đoạn 2005-2011 .71
    2.5.2. Biến động của chỉ số đào tạo lao động giai đoạn 2006-2011 .72
    2.5.2.1.Phân tích biến động chung qua các năm .72
    iii
    2.5.2.2.Chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa với cả nước .79
    2.5.2.3.Chỉ số đào tạo của Khánh Hòa so với các tỉnh miền Trung 81
    2.5.2.4.So sánh với đối thủ cạnh tranh trong khu vực và địa phương có điều
    kiện tương đồng .86
    2.5.2.5. Nguyên nhân gây nên những biến động về chỉsố lao động của Khánh
    Hòa 106
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 108
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
    NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁNH HÒA .109
    3.1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hòa đến năm 2020 .109
    3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế .109
    3.1.1.1.Tác động của bối cảnh quốc tế trong nước 109
    3.1.1.2.Các yếu tố phát triển nội sinh .110
    3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa .111
    3.1.2.1.Quan điểm phát triển .111
    3.1.2.2.Mục tiêu phát triển kinh tế 112
    3.1.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự báo về sản lượng của Khánh
    Hòa năm 2015 - 2020 113
    3.1.3.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế .113
    3.1.3.2. Dự báo về sản lượng 114
    3.2.Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề và quyhoạch đào tạo nghề đến
    năm 2020 115
    3.2.1. Dự báo nhu cầu lao động .115
    3.2.2. Dự báo nhu cầu đào tạo lao động giai đoạn 2011-2020 .117
    3.2.3. Quy hoạch các cơ sở đào tạo nghề đến năm 2020. 118
    3.3.Các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động 119
    3.3.1. Đào tạo lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động .119
    3.3.1.1.Ưu tiên và gắn kết giữa đào tạo nghề với phát triển kinh tế của địa
    phương .120
    iv
    3.3.1.2.Xã hội hóa thu hút đầu tư dạy nghề và xây dựng đội ngũ nhân lực
    trình độ cao phục vụ công tác giảng dạy 121
    3.3.1.3.Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp 123
    3.3.1.4.Tư vấn và hổ trợ cho người học nghề 124
    3.3.1.5.Thiết lập quan hệ trao đổi kinh nghiệm đào tào trong và ngoài nước
    .125
    3.3.2.Nâng cao hiệu quả dịch vụ giới thiệu việc làm, xây dựng hệ thống thông
    tin thị trường lao động 126
    3.3.2.1. Xây dựng mô hình hội chợ việc làm nhằm nâng cao chất dịch vụ giới thiệu
    việc làm .126
    3.3.2.2. Liên kết với các tỉnh thành phố khác để tạonguồn cung lao động cho
    doanh nghiệp .128
    3.3.2.3.Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh Khánh Hòa
    .128
    3.3.3. Giải quyết đình công và xây dựng mối quan hệlao động thuận hòa .129
    3.3.4. Chính sách với lao động xa gia đình, lao động nhập cư .130
    3.3.5. Hổ trợ doanh nghiệp về lao động trong giai đoạn khó khăn 132
    3.4.Một số khuyến nghị đối với chính quyền tỉnh Khánh Hòa .133
    3.4.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dựa trên lsợi thế sẵn có .133
    3.4.2. Tạo điều kiện để trở thành trung tâm du lịchbiển của cả nước và của khu
    vực, ngành công nghiệp gắn liền với biển 133
    3.4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức 135
    3.4.4. Công nghệ thông tin mọi hoạt động hành chính .136
    3.4.5. Tăng cường hợp tác với các địa phương trong khu vực .137
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .138
    KẾT LUẬN 139



    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu
    Sau gần 30 năm đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay– nền kinh tế của chúng ta đã
    đạt nhiều thành tựu nổi bật. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay thì đó
    là một sự nổ lực của nhiều cấp ban ngành từ Trung ương đến địa phương ở trong cả
    nước và đặc biệt là vai trò của cấp chính quyền cơ sở - ở đây là chính quyền cấp
    tỉnh. Bước sang nền kinh tế thị trường , khi thành phần kinh tế ngày càng đa dạng
    với đầy đủ các thành phần từ kinh tế nhà nước cho đến kinh tế tư nhân, kinh tế có
    vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt trong thời gian gần đây nền kinh tế đang dần chuyển
    sang nền kinh tế ngoài quốc doanh chiếm vai trò chủđạo thì vai trò của cấp chính
    quyền địa phương ngày càng quan trọng vì chính quyền cấp tỉnh là nơi trực tiếp
    thay mặt chính quyền trung ương quản lý điều hành các hoạt động sản xuất của các
    cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn của mình phụtrách góp phần vào công cuộc
    hóa hiện đại hóa đất nước.
    Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được vận hànhtheo cơ chế nhà nước
    quản lý nhưng nền kinh tế thị trường không tránh được những quy luật cạnh tranh
    tất yếu của nó. Sự canh tranh được diễn ra ngày càng nhận thấy khi việc phân cấp
    quản lý giữa trung ương và địa phương ngày càng rõ ràng ,trung ương đã từng bước
    cho địa phương dần tự chủ trong các quyết định điềuhành các hoạt động kinh tế của
    mình vì thế ngày tạo ra sự cạnh tranh giữa các địa phương hay vùng miền trong cả
    nước cũng là một điều tất yếu.
    Thực tiễn kinh tế xã hội của các tỉnh trong những năm qua cho thấy rằng chính
    quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
    của địa phương. Vai trò của tỉnh ngày càng quan trọng hơn khi quá trình phân cấp
    được diễn ra một cách sâu rộng và thực chất hơn. Chính quyền cấp tỉnh đã và đang
    nổ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
    nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn mình quản lý. Từ những điều kiện bất lợi như vị
    trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, quy mô thị trường nhiều tỉnh hiện nay
    2
    đã thành công trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển
    kinh tế nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân xuất phát từ những
    chính sách thông thoáng cởi mở của các cấp điều hành ở chính quyền cấp tỉnh. Từ
    những thành công này khiến cho nhiều nhà nghiên cứuđã quan tâm đến vai trò của
    cấp tỉnh, mà cụ thể ở đây là cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam.
    Cạnh tranh cấp tỉnh trở thành đặc thù của Việt Nam ngoài ba mức độ cạnh
    tranh phổ biến hiện nay trên thế giới đó là cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh doanh
    nghiệp và cạnh tranh sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh này có một quan hệ chặt chẽ
    bổ sung cho nhau và liên hệ mật thiết với nhau , năng lực cạnh tranh chịu sự tác
    động của nhiều yếu tố đan xen và tác động đa chiều lẫn nhau. Nâng cao năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh không tách rời mục tiêu chung là phát triển vùng và cả nước .Để
    thực hiện mục tiêu này thì quá trình cạnh tranh cấptỉnh không tách rời quan hệ hợp
    tác và liên kết nhằm phát triển dựa trên lợi thế sosánh của mỗi địa phương hiện nay
    đang có. Với ý nghĩa này thì nâng cao năng lực cạnhtranh cấp tỉnh nhằm khai thác
    mối quan hệ giữa các vùng các khu vực, liên kết ngành giữa các địa phương trong
    phạm vi cả nước và tận dụng lợi thế hiện tại của mỗi tỉnh đang có .
    Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua từ năm 2006
    đến nay không có sự biến đổi nhiều xoay quanh mức điểm là 4.5 đến 6. Điều này đã
    ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Khánh
    Hòa trong thời gian qua. Xuất phát từ thực tế chunglà từ trước đến nay chưa có một
    nghiên cứu nào đánh giá về chỉ số đào tạo lao động nói riêng và chỉ số năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh nói chung của địa phương .
    Xuất phát từ thực tiễn và lý luận trên, tôi quyết định chọn đề tài “Các giải
    pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
    tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa giai đoạn 2006-2011.
    Nhận diện những điểm yếu của chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa.
    3
    Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chỉ số đào tạo nhằm năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh của Khánh Hòa trong thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Chỉ số PCI qua các năm của Khánh Hòa và cả nước.
    Chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa và một số địaphương qua các năm.
    Lĩnh vực đào tạo dạy nghề và giới thiệu việc làm của Khánh Hòa.
    Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo lao động cũng như chất lượng lao
    động.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến đào tạo lao động ảnh hưởng đến điểm
    số đào tạo lao động từ năm 2005-2011. Nghiên cứu chỉ số đào tạo lao động của tỉnh
    Khánh Hòa từ năm 2006-2011, các tỉnh duyên hải miềnTrung và
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cở sở phương pháp luận , nghiên cứu này dự kiến áp dụng một số phương
    pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
    4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Hệ thống lại toàn bộ lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh: năng lực
    cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    Nhân tố ảnh hường đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
    Đi sâu vào các chỉ tiêu cụ thể tác động đến chỉ số đào tạo lao động.
    4.2. Phương pháp thu thập thông tin
    Nghiên cứu sẽ tiến hành sử dụng các thông tin thứ cấp cũng như sơ cấp thu
    thấp từ các cơ quan quản lý ban ngành trực thuộc địa phương, từ phòng thương mại
    công nghiệp Việt Nam VCCI, từ website PCI
    Thông tin thu thập thông qua việc phỏng vấn các chuyên viên của Sở Kế hoạch
    và Đầu tư, sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa và các giáo viên
    của khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang.
    4
    4.3. Phương pháp xử lý thông tin
    Phương pháp phân tích thống kê: Thông qua số liệu của PCI và của một số tổ
    chức khác để tiến hành phân tích.
    Phương pháp tổng hợp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu nghiên cứu này sẽ
    có một số so sánh với một số địa phương trên cả nước để đưa ra nhận xét và đánh
    giá của mình.
    5. Ý nghĩa của đề tài
    Đề tài “Các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao
    năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa” là cái nhìn khách quan của tác giả về
    chỉ số năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa đặc biệt là chỉ số đào tạo lao động trong
    thời gian qua nhằm rút ra những hạn chế còn thiếu sót từ đó đưa ra những giải pháp
    để cải thiện chỉ số này lên và tầng bước đưa chỉ sốnăng lực cạnh tranh của Khánh
    Hòa đi lên.
    Đề tài này nghiên cứu độc lập không bị phụ thuộc hay tác động bởi một cá
    nhân hay tổ chức nào khác nên sẽ có cái nhìn và đánh giá khách quan đến tình hình
    đào tạo lao động của các doanh nghiệp cũng như chính sách của chính quyền địa
    phương đối với hoạt động đào tạo lao động, hổ trợ đào tạo lao động nâng cao tay
    nghề hay các chính sách liên quan đến hoạt động nàycủa chính quyền địa phương.
    Đây là lần đầu tiên tác giả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ
    số đào tạo lao động với mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm ra những măt tồn
    tại những hạn chế cũng như thiếu sót trong công tácđiều hành quản lý kinh tế của
    chính quyền địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương thông qua
    việc cải thiện cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho
    doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địabàn tỉnh Khánh Hòa.
    Nội dung của đề tài tập trung chính vào chỉ số đào tạo lao động tập trung vào
    việc nghiên cứu công tác tuyển dụng lao động, đào tạo lao đông, chất lượng lao
    động tại các doanh nghiệp đang sử dụng lao động trên địa bàn của tính Khánh Hòa
    – thông qua việc nghiên cứu này sẽ cung cấp cho cấpđiều hành kinh tế - xã hội của
    địa phương những thông tin về lực lượng lao động như trình độ tay nghề, chất
    5
    lượng lao động Và những khó khăn của doanh nghiệp đối với đội ngũ lao động
    hiện tại của doanh nghiệp trong các khâu như đào tạo tuyển dụng quản lý Để từ
    đó đề ra những giải pháp hổ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp. Thông qua công tác này
    sẽ tầng bước nâng cao chỉ số đào tạo lao động nói riêng và năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh nói chung tất cả vì mục tiêu đưa nền kinh tế của Khánh Hòa ngày càng phát
    triển.
    6. Nội dung của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, các bảng biểu, phụ
    lục thì đề tài được chia làm 3 phần chính như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và chỉ số đào tạo lao động.
    Chương 2: Thực trạng chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa giai đoạn
    2006 -2011.
    Chương 3: Các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao
    năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa.


    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
    1.1. Một số khái niệm
    1.1.1. Năng lực cạnh tranh
    Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện
    tham gia trên cùng một sân chơi, doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh tốt hơn thì sẽ
    tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh yếu kém thì
    nhanh chóng sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Cho đếnnay, nhiều nhà nghiên cứu và
    quản lý kinh doanh sử dụng một số thuật ngữ như “năng lực cạnh tranh” “sức cạnh
    tranh” và “khả năng cạnh tranh” và trong tiếng Anh nó thường được sử dụng là
    “Competitiveness Capability”. Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, các chuyên
    gia đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các
    cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia,năng lực cạnh tranh ngành, năng
    lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ.
    Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì “ Năng lực” là những điều kiện đủ
    hay là vốn có để làm một việc gì đó hoặc là khả năng của một ai đó có thể làm tốt
    một việc gì đó. Vì vậy năng lực cạnh tranh có thể được xem như là khả năng giành
    thắng lợi hay là lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cánhân hay tổ chức) trong việc thực
    hiện một mục tiêu nào đó, mục tiêu đó phải có tính khái quát, hiệu quả rõ ràng và
    phải hướng đến sự phát triển bền vững. Như vậy nănglực cạnh tranh có thể được
    phát biểu: “Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo lậpđược những thuận lợi hay lợi
    thế của chủ thể cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt
    được mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững”.
    Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ
    khác nhau. Năng lực cạnh tranh được xem là yếu tố tổng hợp và được hình thành
    trên cơ sở kết nối và tổng hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài ở các
    cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp hay sản phẩm với tư cách là những thực
    thể độc lập. Dưới đây, tác giả xin làm rõ một số khái niệm có liên quan.
    7
    1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia
    Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
    Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh quốc
    gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức
    sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng cao xác đinh sự thay đổi tổng sản phẩm
    quốc nội trên đầu người theo thời gian”.
    Trong khi đó theo nghiên cứu của Lương Gia Cường (2003) thì năng lực cạnh
    tranh quốc gia được định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực
    của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo
    ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân”
    Theo đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của diễn đàn kinh tế thế giới
    (WEF) thì năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng
    trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổimới, sử dụng các công nghệ cao
    hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
    Từ quan điểm này WEF đã đưa ra một bộ khung các yếutố để xác định năng lực
    cạnh tranh của quốc gia bao gồm 3 nhóm lớn (theo bảng 1.1).
    Ở cấp độ quốc gia năng lực cạnh tranh còn có ý nghĩa là khả năng sản xuất của
    quốc gia. Năng lực cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào năng suất sử dụng con
    người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi vì chính năng suất sẽ xác định mức
    sống bền vững và thường được biểu hiện qua mức lương, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ
    ra, tỷ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...