Luận Văn Các giải pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
    “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010” số 201 / 2001 / QĐ –
    TTg ngày 28/10/2001 nêu rõ: “ Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất
    lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới,
    phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển
    kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một
    xã hội học tập ”. Riêng về giáo dục tiểu học, quyết định nhấn mạnh:
    “Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở
    học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu
    tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt ”.
    Ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban
    hành Chỉ thị số 40 – CT/TN về việc xây dựng, nâng cao chất lượng
    đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Mục tiêu của chỉ thị là
    xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đảm bảo chất lượng, đủ
    về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao
    của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Để thực hiện các Nghị quyết và Chỉ thị trên, Ngành GD-ĐT các
    tỉnh ĐBSCL có nhiều nỗ lực và đã có những bước tiến quan trọng.
    Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ và so sánh với bình quân
    chung của cả nước và các vùng khác thì Giáo dục và Đào tạo của
    ĐBSCL còn kém phát triển và nhiều bất cập.
    Đa số các giáo viên (GV) giảng dạy có chất lượng, nhiệt tình, tâm
    huyết với nghề dạy học. Bên cạnh đó, còn một bộ phận GV năng lực
    giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đọan mới; chưa thực hiện
    được việc đổi mới phương pháp giảng dạy, do đó chất lượng lên lớp
    chưa cao.
    Tình trạng học sinh yếu kém (HSYK) ở phổ thông nói chung và ở
    bậc tiểu học nói riêng là một thực tế khiến chúng ta phải băn khoăn.
    Để nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học, việc nâng cao đội
    ngũ GVTH là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Chính vì lý do đó mà
    nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học:
    Các giải pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
    viên tiểu học Đồng bằng sông Cửu Long
    ”.

    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở khảo sát trình độ HS và phương pháp giảng dạy của
    GV ở một số trường tiểu học thuộc năm tỉnh ĐBSCL: Tiền Giang,
    Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh nhóm nghiên cứu đề xuất
    một số giải pháp giúp GVVTH nâng cao chất lượng giảng dạy.
    Các giải pháp này được thử nghiệm tại hai tỉnh Tiền Giang và Hậu
    Giang.

    III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    III.1. Tìm hiểu thực trạng dạy và học ở một số trường tiểu học thuộc
    các tỉnh ĐBSCL thông qua việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn cán bộ
    quản lý (CBQL), giáo viên (GV), học sinh (HS), phụ huynh học sinh
    (PHHS).
    III.2. Đánh giá thực trạng giáo viên và học sinh qua việc xử lý số liệu
    và tập hợp các số liệu khảo sát.
    Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng dạy và học ở các trường tiểu học
    ĐBSCL.
    III.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH
    vùng ĐBSCL.
    III.4 Thử nghiệm các giải pháp đề xuất tại hai tỉnh Tiền Giang và Hậu
    Giang.
    - Sọan giáo án, tập huấn một số giáo viên dạy theo kế họach thử
    nghiệm – Quay phim một số tiết dạy thử nghiệm.
    III.5 Thiết kế một số giáo án điện tử và trò chơi học tập ở tiểu học .
    III.6 Đánh giá kết quả thử nghiệm, đề xuất ý kiến.


    MỤC LỤC

    Phần thứ nhất . 5
    MỞ ĐẦU . 5
    I. Tính cấp thiết của đề tài . 6
    II. Mục đích nghiên cứu . 7
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7
    IV. Phương pháp nghiên cứu . 7
    V. Giới hạn của đề tài 8
    Phần thứ hai . 8
    KHẢO SÁT ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐBSCL
    VÀ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC Ở TIỂU HỌC . 8
    I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 9
    II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH TIỂU HỌC . 13
    III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ HUYNH HỌC SINH 15
    VI. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ . 18
    V. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG
    CAO
    CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐBSCL 19
    Phần thứ ba 24
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
    LONG 24
    A. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU
    HỌC THEO CHỈ ĐẠO CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO . 26
    I. Công tác bồi dưỡng để đạt chuẩn . 26
    II.Bồi dưỡng để xây dựng phong trào 27
    B. BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC BẰNG NHỮNG
    CÔNG VIỆC CỤ THỂ 28
    I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC 28
    I.1 Trả học sinh về đúng vị trí trung tâm của quá trình dạy - học .28
    I.2Tạo môi trường học tập vui . 30
    I.3 Quy trình dạy học lớp có sinh yếu kém (HSYK) . 31
    I.4 Hỗ trợ Công nghệ thông tin trong giảng dạy 32
    II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DẠY HỌC .34
    II.1 Xây dựng khối cộng đồng giáo dục .34
    II.2 Tăng cường thiết bị dạy học trong giảng dạy tiểu học 36
    Phần thứ tư .39
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM 39
    I. PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM 40
    II. THỬ NGHIỆM 40
    II.1 Đợt 1: DỰ GIỜ TRƯỚC KHI DẠY THỬ NGHIỆM .40
    II.1.1 TỈNH TIỀN GIANG .40
    II.1.2 TỈNH HẬU GIANG .41
    II.1.3 TỔNG KẾT CHUNG VỀ DỰ GIỜ TRƯỚC THỬ NGHIỆM Ở
    HAI TỈNH TIỀN GIANG VÀ HẬU GIANG 42
    II.2 Đợt 2: DỰ GIỜ BÀI GIẢNG THỬ NGHIỆM 42
    II.2.1 Bài giảng điện tử .42
    II.2.2 Quy trình dạy học sinh yếu kém .44
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .45
    Kết luận 45
    Kiến nghị 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...