Tiểu Luận Các giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lênin

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    MỤC LỤC Trang 1
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1. 4
    1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 4
    1.1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp. 4
    1.1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử. 5
    1.2. Tiền đề lí luận. 6
    1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên. 7
    CHƯƠNG 2. 9
    2.1. Giai đoạn C.Mác - Ph.Ăngghen. 9
    2.1.1. Giai đoạn C.Mác - Ph.Ăngghen chuyển từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản (1842-1844). 9
    2.1.2. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng vàquan niệm duy vật về lịch sử (1844-1848) 12
    2.1.3. Giai đoạn Các Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết học duy vật biện chứng (từ năm 1848 đến năm 1895) 14
    2.2. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ăngghen thực hiện. 15
    2.2.1. Thực chất 15
    2.2.2. Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ăngghen thực hiện 17
    2.3. Giai đoạn Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác. 18
    2.4. Vận dụng và phát triển triết học Mác - Lênin trong điều kiện thế giới hiện nay 21


    LỜI MỞ ĐẦU


    Triết học là một trong những khoa học ra đời sớm nhất trong lịch sử văn minh, trí tuệ của nhân loại. Từ thời cổ đại sơ khai, con người đã bắt đầu có những ham muốn khám phá thế giới, tìm hiểu nguồn gốc thế giới và biến đổi thế giới ấy. Triết học ra đời không nhằm điều gì khác bởi những lý do ấy, vì vậy triết học đã trở thành một bộ môn khoa học được đánh giá cao về tính uyên bác và chiều sâu trí tuệ. Những tư tưởng triết học trong suốt lịch sử hình thành và phát triển qua bao thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị và luôn thôi thúc sự khám phá tìm tòi cũng như đam mê hiểu biết của con người.
    Nằm trong mạch nguồn ấy, triết học Mác – Lênin đã kế thừa những tinh hoa xuyên suốt lịch sử triết học từ triết học thời kỳ cổ đai, trung cổ, triết học cổ điển Đức Đồng thời, triết học Mác – Lênin còn là sự thấm nhuần những giá trị từ các tiền đề tư tưởng, khoa học kỹ thuật; dưới sự tác động của hoàn cảnh xã hội thời kỳ đó để cho ra đời một học thuyết bao gồm những hệ tư tưởng mang tính Cách mạng sâu sắc, hướng con người tới một xã hội tốt đẹp hơn. Không những thế, triết học Mác – Lênin còn cung cấp thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho loài người tiến bộ. Chính vì vậy, những giá trị của triết học Mác - Lênin vẫn như những chân lý sáng mãi cho tới tận thời đại hôm nay.
    Để có thể nhận thức rõ giá trị của triết học Mác – Lênin thì trước tiên cần phải biết được các giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lênin.
    Bài viết gồm hai chương:
    Chương 1. Điều kiện ra đời của triết học Mác
    Chương 2. Các giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lênin


    CHƯƠNG 1

    ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

    Triết học Mác - Lênin là một hệ thống triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập và những năm 40 của thế kỷ XIX và được Lênin bảo vệ và phát triển vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Triết học Mác – Lênin ra đời không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Là một trong ba thành phần của chủ nghĩa Mác, triết học Mác ra đời do điều kiện kinh tế - xã hội quy định; dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên; kế thừa kế thừa và phát triển những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân loại để giải đáp về lý luận những vấn đề do thời đại đặt ra.
    1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

    1.1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp

    Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành.
    Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóa giàu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...