Tài liệu Các giai đoạn phát triển của luật Hành từ sau CMT8 đến nay?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luật hình sự ]

    Câu 3: Các giai đoạn phát triển của luật Hành từ sau CMT8 đến nay?
    Căn cứ vào những luận điểm của các nhà phân tích, nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam từ 1945 đến nay bao gồm các giai đoạn phát triển như sau:
    - Từ tháng 9/1945 – 5/1954
    - Từ 1954 – 1975
    - Từ 1975 – 1985
    - Từ 1985-1999
    - Từ 1999 – nay.
    1- Pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ 9/1945 đến tháng 5/1954.
    Hoạt động về lập pháp hình sự từ CMT8 thành công đến ngày toàn quốc kháng chiến rất phong phú. Trong thời kỳ này tồn tại 2 loại văn bản pháp luật hình sự mới và cũ cấu thành nên 1 hệ thống văn bản pháp luật mới được ban hành đã được thể hiện chính sách hình sự có phân hóa của nhà nước ta.
    Hàng loạt các sắc lệnh được ban hành, đáng chú ý là sắc lệnh thiết lập tòa án quân sự để xét xử những ai thực hiện 1 việc gì đó gây hại đến nền độc lập của nước VNDC cộng hòa.
    Ngoài những văn bản pháp luật hình sự mới Chính phủ cho phép áp dụng 1 số điều khoản của pháp luật hình sự cũ nhằm duy trì ổn định trật tự xã hội, trong lúc chưa xây dựng kịp các văn bản mới.
    Trong thời kỳ này phải nhắc đến sắc lệnh đại xá ngày 20/10/1945.
    2- Pháp luật HSVN trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (từ 12/1946 – 5/19554)
    Đến năm 1953 căn cứ tình hình và nhiệm vụ mới dựa trên cơ sở sơ kết rút kinh nghiệm đấu tranh với bọn phản cách mạng nhà nước ra sắc lệnh 113 ngày 20/1/1953. Đây là sắc lệnh tương đối hoàn chỉnh nó đề ra 1 số điểm mới thể hiện quan điểm đấu tranh có phân hóa của nhà nước ta.
    Sau chiến thắng Điện Biên phủ, ngày 12/10/1954 nhân dịp giải phóng thủ đô, nhà nước đã quyết định đại xá đối với những người lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa.
    Trong thời kỳ này để phục vụ yêu cầu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, luật hình sự đã kịp thời quy định những biện pháp xử phạt phong phú nhằm trấn áp bọn phản cách mạng trong nước và ngoài nước, bảo vệ nền kinh tế, tài chính mới. Hình thức văn bản rất phong phú đa dạng và về cơ bản là các sắc lệnh, các nghị định và các văn bản khác của Chính phủ. Đường lối xử lý hình sự thể hiện rõ quan điểm có phân hóa sâu sắc.
    2- Pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn CMXHCN từ 1954 – 1975.
    - Trong số văn bản pháp luật hình sự được ban hành từ 1955 đến 1964 để trấn áp, trừng trị những hành vi phản cách mạng văn bản có ý nghĩa quan trọng nhất là sắc lệnh 267 ngày 15/6/1956 sắc lệnh ban hành nhằm bảo vệ việc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, cải tạo XHCN, trừng trị những âm mưu hành động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản nhà nước, hợp tác xã và nhân dân.
    - Đầu năm 1957 quốc hội thông qua 1 số đạo luật về tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp.
    - Ngày 30/7/1967 UBTVQH ban hành pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng. Đó là sự kiện pháp lý chính trị quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Nó là công cụ sắc bén để tăng cường pháp chế XHCN, tăng cường đối với kẻ thù của nhân dân ta, dân tộc ta. Đây là 1 văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh thể chế hóa đầy đủ nhất tinh thần, nội dung nghị quyết và chỉ thị của Đảng trong lĩnh vực đối ngoại – chính trị.
    - Ngày 21/10/1970 UBTVQH ban hành pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN. Pháp lệnh này thể hiện 1 cách đầy đủ, toàn diện chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta đối với tội xâm phạm sở hữu trong giai đoạn đó. Pháp lệnh quy định 1 cách cụ thể các tội phạm và hình phạt và chính sách xử lý đối với từng loại tội và thể hiện thái độ nghiêm khắc hơn của Đảng và nhà nước ta đối với loại tội phạm này.
    Như vậy, khi chuyển sang giai đoạn CMXHCN, do số văn bản pháp luật về hình sự được nhà nước ban hành đã tương đối nhiều, chính sách hình sự đối với 1 số loại TộI PHạM đã rõ ràng hơn, cụ thể hơn, kinh nghiệm xét xử về hình sự tích lũy được khá phong phú, yếu tố pháp luật chứng minh của thẩm phán và HĐND được nâng cao, cho nên việc cấm viện dẫn pháp luật hình sự cũ để xét xử là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết.
    3- Pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn CMXHCN từ 1975 – 1985.
    Năm 1975, về hình thức ở đất nước ta tạm thời tồn tại 2 nhà nước: nhà nước VNDCCH và nhà nước CHMNVN. Mỗi nhà nước có pháp luật riêng . CHMNVN ban hành những chính sách, những văn bản pháp luật cần thiết để góp phần thực hiện 1 trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách là trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội ở nửa đất nước mới được giải phóng. Song song với việc chính thức thành lập tòa án nhân dân và việc kiểm sát nhân dân, chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN ban hành sắc lệnh 03 SL/76 ngày 15/3/1976 quy định các TộI PHạM và các HÌNH PHạT.
    - Ngày 25/4/1976 nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 QH họp kỳ đầu, đây là kỳ họp hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt nhà nước, chính thức hóa việc thống nhất này. Nghị quyết ngày 2/7/1976 của QH quyết định đổi tên nước ta là CHXHCNVN. Trong khi chưa có Hiến pháp mới, nhà nước CHXHCNVN tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nước VNDCCH. Nghị quyết này giao cho hội đồng chính phủ xúc tiến dự thảo các luật, pháp lệnh cần thiết và hướng dẫn thi hành các pháp luật hiện hành của VNDCCH và CHMNVN cho sát thực tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...