Thạc Sĩ Các định luật bảo toàn” (Vật lí 10 – Cơ bản) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU


    Hiên nay chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiên đai hoa đất nước. Giai đoạn này đòi hỏi rất cao năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục đã có sự thay đổi về mọi mặt và đặc biệt là về phương pháp dạy học.
    Nghị quyết hội nghị lần II Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ”. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, , phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.”[42]
    Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các môn học trong trường phổ thông là phải làm sao cho khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản xuất hoặc lao động ở một ngành khoa học kĩ thuật nào đó, học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu được cái mới, nhanh chóng thích nghi với trình độ hiện đại của khoa học và kĩ thuật. Do đó, trong giảng dạy các môn học trong trường phổ thông, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nhằm phát triến tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh là vô cùng quan trọng.
    Trong dạy học vật lí, việc giảng dạy bài tập vật lí trong nhà trường không chỉ giúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương trình mà còn phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh. Từ đó, giúp các em vận dụng những kiến thức đó để giải quyết tốt những nhiệm vụ của học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra.

    Bản thân mỗi bài tập vật lí là một tình huống vận dụng vật lí tích cực. Song tinh tính cực cua nó còn được nâng cao hơn khi nó được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, rèn luyện khả năng tư duy, năng lực sáng tạo chư không phai chỉ đê tai hiên, củng cố kiến thức. Vơi tinh đa năng cua minh, bài tập vật lí thật sự là một phương tiên hưu hiêu đê tich cưc hoa hoạt động, phát triển tư duy sáng tạo cua hoc sinh trong tưng bai hoc. Hiêu qua cua no phu thuôc vao viêc sư dung cua giao viên tronqguá trình dạy học. Bài tập vật lí với chức năng là một phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.
    Nghiên cứu các vấn đề về bài tập vật lí đã có nhiều công trình đề cập đến. Ở đó, đề cập đến việc phân dạng bài tập, xây dựng hệ thống bài tập, các phương pháp giải bài tập, một số biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh . Tuy nhiên, về vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động dạy - học bài tập vật lí ở trường phổ thông dân tộc nội trú còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.

    Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông miền núi nói chung, trường THPT dân tộc nội trú nói riêng hiện nay cho thấy, việc dạy học bài tập vật lí mới chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện, củng cố kiến thức . Nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc lựa chọn bài tập sao cho có hệ thống phù hợp với đối tượng học sinh mình dạy. Cách thức khai thác các tính năng của bài tập vật lí còn nhiều hạn chế.
    Là giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí, chúng tôi mong muốn tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục phần nào những khó khăn và hạn chế của việc dạy học bài tập vật lí ở trường THPT nói chung và trường DTNT THPT nói riêng. Vì những lý do trên tôi xác định đề tài nghiên cứu:
    Lựa chọn và xây dựng tiến trình dạy học bài tập vật lí chương “Các định luật bảo toàn” (Vật lí 10 – Cơ bản) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh trường Dân tộc nội trú trung học phổ thông.


    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU Trang

    4
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8

    1.1.Tổng quan 8
    1.1.1.Các nghiên cứu về phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh 9
    1.1.2.Các nghiên cứu về bài tập Vật lí 10
    1.2.Tư duy và phát triển tư duy cho học sinh 12
    1.2.1. Tư duy và các loại tư duy 12
    1.2.1.1 Tư duy 12
    1.2.1.2 Các loại tư duy 13
    1.2.2. Các biện pháp phát triển tư duy cho học sinh 17

    1.3. Sáng tạo và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh 25

    1.3.1. Khái niệm năng lực 25

    1.3.3. Khái niệm năng lực sáng tạo: 25
    1.3.4. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học 27 sinh

    1.4. Bài tập vật lí 34

    1.4.1.Khái niệm bài tập vật lí 34

    1.4.2.Vai trò của bài tập trong dạy học vật lí 34

    1.4.3. Phân loại bài tập vật lí 36

    1.4.4. Phương pháp giải bài tập vật lí 40

    1.4.5. Lựa chọn và sử dụng bài tập nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng 43

    tạo cho HS

    1.5. Đặc điểm học sinh THPT Dân tộc nội trú 46

    1. 6 . Thực trạng dạy học vật lí, bài tập vật lí ở trường Dân tộc nội trú THPT hiện nay 48

    1.7. Các biện pháp phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh 51


    Dân tộc nội trú THPT khi dạy bài tập vật lí

    KẾT LUẬN CHưƠNG I 55

    Chương II: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ 56

    CHưƠNG “ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”( Vật lí 10- cơ bản )


    2.1. Phân tích nội dung kiến thức khoa học chương “ Các định luật bảo 56

    toàn” (Vật lí 10 - cơ bản).

    2. 2. Các chủ đề bài tập chương “Các định luật bảo toàn”(Vật lí 10 - cơ bản) 57

    2. 2.1.Định luật bảo toàn động lượng 58

    2.2.2. Định luật bảo toàn cơ năng 61

    2.3. Thiết kế tiến trình dạy học một số chủ đề bài tập chương 66

    “Các định luật bảo toàn”(Vật lí - 10 cơ bản)

    2.3.1. Sử dụng bài tập trong xây dựng kiến thức mới 66

    2.3.2. Sử dụng bài tập trong bài học thực hành giải bài tập 69

    Bài 1: BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LưỢNG 70

    Bài 2: BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG 87

    2. 3.3. Sử dụng bài tập trong phát triển năng lực tự học của học sinh. 100

    KẾT LUẬN CHưƠNG II 103

    Chương III: THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 104


    3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 104

    3.2. Đối tượng và phương pháp TNSP 104

    3.3. Căn cứ để đánh giá kết quả TNSP 105

    3.4. Tiến hành TNSP 105

    3.5. Kết quả TNSP 107

    3.6. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 115

    KẾT LUẬN CHưƠNG III 115

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

    PHỤ LỤC 119
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...