Tiểu Luận Các điều kiện và quy trình để các cá nhân, tổ chức nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập nhóm tư pháp

    BÀI TẬP TƯ PHÁP NHÓM 2
    ĐỀ BÀI: 06
    Các điều kiện và quy trình để các cá nhân, tổ chức nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    BÀI LÀM
    I) KHÁI QUÁT CHUNG
    1) Giải thích một số khái niệm
    a. Người nước ngoài
    Người nước ngoài là người có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt. Quốc tịch luôn là căn cứ để xác định người đó là công dân nước nào hoặc người không thuộc công dân nước nào (người không quốc tịch). Từ đó có thể thấy người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam là: người không có quốc tịch Việt Nam. Vậy, họ có thể là người có quốc tịch một nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch nước nào. Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.
    b. Tổ chức nước ngoài
    Là nhưng tổ chức, pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật nước khác có trụ sở và hoạt động tị Việt Nam.
    c. Đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành có ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu - là ghi nhận nhãn hiệu có chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Nếu nhãn hiệu không được đăng ký, điều này sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân/pháp nhân khác đánh cắp sử dụng để hưởng lợi. Khi đó, mọi sự vi phạm, tranh chấp nhãn hiệu sẽ không có căn cứ để các cơ quan chức năng giải quyết. Như vậy có thể nói xác lập quyền đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là bảo hộ nhãn hiệu đó thực chất là việc thiết lập quyền sở hữu thương hiệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...