Tiểu Luận Các điều kiện và quy trình để các cá nhân, tổ chức nước ngoài được cấp bằng độc quyền sáng chế tại V

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái quát về sáng chế và ý nghĩa của việc bảo hộ độc quyền sáng chế trong tư pháp quốc tế.

    1. khái niệm sáng chế.


    2. Ý nghĩa của việc bảo hộ độc quyền sáng chế trong tư pháp quốc tế.

    Trong thực tế đời sống tư pháp quốc tế, vấn đề bảo hộ độc quyền sáng chế có một ý nghĩa rất lớn với các giải pháp hữu ích khi mà giữa các nước hiện nay đang tăng cường mở rộng hợp tác giao lưu về mọi mặt của đời sống. Việc bảo hộ độc quyền sáng chế nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ. Bảo hộ độc quyền sáng chế sẽ được cơ quan có thẩm quyền trao quyền hợp pháp cho doanh nghiệp hay nhà sáng chế về việc phát minh, sáng chế ra một sản phẩm nào đó để loại trừ người khác sẽ sử dụng hay bắt chước lại sáng chế này. Điều này một phần sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất buộc phải nâng cao khả năng sáng tạo của mình để tạo ra sự cạnh tranh. Các sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ được sử dụng như tài sản có giá trị để thương thảo trong các thoả thuận về kinh tế và là công cụ phát tín hiệu cho các nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng và khách hàng về giá trị của tài sản vô hình. Do đó, bảo hộ độc quyền sáng chế không chỉ giúp doanh nghiệp nắm giữ độc quyền sử dụng mà còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu hay chuyển giao quyền sử dụng đối với các sáng chế của mình. Do vậy, họ sẽ yên tâm đầu tư vào phát triển các ý tưởng mới và không e ngại bị bắt chước. Bảo hộ độc quyền đối với sáng chế càng có ý nghĩa hơn trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay.

    II. điều kiện và quy trình để các cá nhân, tổ chức nước ngoài được cấp bằng độc quyền sáng chế tại VN

    1. Điều kiện.

    a. Điều kiện về chủ thể


    b. Điều kiện về sáng chế.



    2. Quy trình.

    Quy trình để cá nhân, tổ chức nước ngoài được cấp bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và trong thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP. Theo đó một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài để được cấp bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì cần nộp đơn đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Cá nhân tổ chức nước ngoài có thể trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua người đại diện (nếu không thường trú tại Việt Nam). Sau đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý đơn theo quy trình sau: tiếp nhận đơn; thẩm định hình thức đơn; công bố đơn hợp lệ; thẩm định nội dung đơn; cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ (Điều 11 thông tư 01/2007/TT-BKHCN).

    - Nộp và tiếp nhận đơn:

    - Thẩm định hình thức đơn: Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích đều phải

    - Công bố đơn:

    - Thẩm định nội dung đơn:

    - Đăng bạ và cấp văn bằng bảo hộ: Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất và năm thứ hai. Nếu người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn, đăng bạ và công bố văn bằng bảo hộ. Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.

    Ngoài quy trình trên, cá nhân, tổ chức nước ngoài còn có thể đăng ký cấp bằng sáng chế tại Việt Nam theo quy trình nộp đơn quốc tế theo các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp, cụ thể là hiệp ước PCT. Quy trình nộp đơn cấp bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam theo PCT là:

    - Tiếp nhận đơn: đơn quốc tế được nộp tại Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia thành viên nào của PCT.

    - Tra cứu quốc tế: Được tiến hành tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền.

    - Công bố đơn: Đơn PCT được công bố trên công báo của PCT (PCT Gazette)

    - Thẩm định sơ bộ quốc tế: được tiến hành tại cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế có thẩm quyền theo PCT. Mục đích là đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không. Cớ quan thẩm định lấp báo cáo thẩm định sơ bộ và gửi cho Văn phòng quốc tế.

    - Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăn ký sáng chế thông thường tại Việt Nam.

    Kết quả của việc thực hiện quy trình trên tại Việt Nam sẽ là Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho chủ đơn. Trừ trường hợp đơn bị từ chối.

    Như vậy, căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế mà các cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế tại Việt Nam theo các quy trình trên đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...