Tài liệu các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định những hậu quả pháp lý của các tuyên bố đó

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chế định “tuyên bố mất tích, tuyên bố chết” là một chế định đặc biệt của luật dân sự, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân cũng như những chủ thể có liên quan.
    Xuất phát từ đó em đã quyết định lựa chọn đề tài số 7 cho bài tập cá nhân tuần thứ nhất của mình “ Xây dựng một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định những hậu quả pháp lý của các tuyên bố đó”.
    1. Cơ sở pháp lý.
    Theo khoản 1 Điều 78 Bộ Luật Dân sự năm 2005, nếu trong hai năm liền trở lên không có tin tức gì về người mất tích, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo trên các phương tiện truyền thông, niêm yết nơi cư trú theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự, nhưng vẫn không có tin tức gì về người mất tích còn sống hay chết, thì theo yêu cầu của người có quyền lợi liên quan, tòa án có thể tuyên cáo người đó mất tích.
    Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định: Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích; Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quy định tại các Điều 75, 76, 77, 79 Bộ Luật Dân sự năm 2005 về quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố là mất tích; quyền và nghĩa vụ của người quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố là mất tích; Về quan hệ nhân thân, Tòa sẽ giải quyết cho li hôn nếu có yêu cầu của vợ hoăc chồng người bị tuyên bố là mất tích (Khoản 2 Điều 78 Bộ luật dân sự).
    2. Xây dựng tình huống tuyên bố cá nhân mất tích,
    Anh A sinh năm 1956, đã có vợ là chị H sinh năm 1960, và một đứa con tên N sinh năm 1989. Do bực tức với chị H, anh A đã bỏ nhà đi từ ngày 20/07/2005 và biệt tăm tin tức, mặc dù gia đình và chính quyền địa phương đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, nhưng cho tới nay vẫn không có tin tức xác thực về anh A còn sống hay đã chết. Ngày 20/04/2008, theo yêu cầu của vợ anh A là chị H (người có quyền, lợi ích liên quan) thì Tòa án đã tuyên bố anh A mất tích. Ngày 12/5/2008, vợ anh A viết đơn xin ly hôn, Tòa án đã giải quyết cho chị H được li hôn.
    Ngày 12/2/2010, anh A trở về, con của anh là N đã đến yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích của anh A. Anh A có đến tìm chị H để hàn gắn lại mối quan hệ gia đình, nhưng chị H đã tái hôn với người khác.
    3. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích.
    Trước hết, việc tuyên bố anh A mất tích đã làm cho tư cách chủ thể của anh A tạm thời bị đình chỉ.
    Tại thời điểm trước ngày đơn xin li hôn của chị H với anh A có hiệu lực, tài sản của anh A sẽ do chị H quản lí; chị H sẽ được trích một phần tài sản của anh A để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của anh A (nếu có nợ); được thanh toán các chi phí cần thiết trong thời gian quản lí tài sản cho anh A (theo quy định tại Điều 77 Bộ luật dân sự). Tuy nhiên, chị H cũng phải có nghĩa vụ nhất định đối với tài sản của anh A như: Gìn giữ, bảo quản tài sản của anh A như chính tài sản của mình; bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng; Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án; Giao lại tài sản cho anh A khi anh A trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 76 Bộ luật dân sự).
    Khi quyết định tuyên bố anh A mất tích có hiệu lực, vợ anh A xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Tài sản của 2 người sẽ giải quyết như các vụ án li hôn bình thường, một phần thì sẽ thuộc về chị H, phần tài sản còn lại là của anh A sẽ do con của anh A là N quản lí ( vì lúc này N đã thành niên), hoặc cha mẹ của anh A quản lí (Điều 76 Bộ luật dân sự).
    Khi anh A quay trở về thì tư cách chủ thể của anh A được phục hồi, được nhận lại tài sản. Nhưng quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị H thì sẽ không được phục hồi. Bởi lẽ theo quy định tại khoản 3 Điều 80 Bộ luật dân sự năm 2005 thì quyết định cho ly hôn của anh A và chị H vẫn có hiệu lực pháp luật. Cho dù anh A có muốn khôi phục tình trạng hôn nhân như ban đầu.
    Xây dựng tình huống trên ta đã phần nào hiểu rõ được ý nghĩa của việc tuyên bố cá nhân mất tích, góp phần làm rõ những quy định của pháp luật về tuyên bố cá nhân mất tích. Từ đó làm rõ được quyền và nghĩa vụ của những người có quyền và lợi ích liên quan với người bị tuyên bố là mất tích.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội, 2009.
    2. Bộ luật dân sự, Nxb lao động.
    3. Lê Hồng Hải, “xác định thời điểm chết trong trường hợp tuyên bố một người đã chết theo quy định của pháp luật dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 9/2004.
    4. Trang wed: nclp.org.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...