Tài liệu Các đập nước và hồ chứa ở thượng nguồn

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong các ngày gần đây, theo thông báo kêu gọi tiết kiệm điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phát hằng ngày trên làn sóng của Đài Truyền hình Việt Nam: hiện nay hầu hết mực nước ở các hồ chứa nước ở Việt Nam giảm từ 20 – 40% so với mực nước trung bình hằng năm ở cùng thời kỳ, đặc biệt hồ chứa Hoà Bình – nơi nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mực nước xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua! Mặc dầu tất cả các hồ chứa ở Việt Nam lấy nước từ các hệ thống sông khác nhau nhưng quả thật, mùa khô năm 2004 đang diễn ra đặc biệt gay gắt. Đi dọc theo suốt chiều dài sông Mekong từ Bắc xuống Nam, ta có thể thấy sự khô hạn rất rõ nét. Tại thủ đô Vientian của nước Lào xuống vùng Savanakhet - Champasak, hầu hết các con sông suối trên các phụ lưu đều khô cạn, người ta có thể đi bộ thong dong giữa lòng sông, các cánh đồng hữu ngạn phía Thái Lan đều nứt nẻ khô cằn và gần như bỏ trắng, các vùng tả ngạn phía Tây nguyên Việt Nam, các cánh rừng hiếm hoi còn lại đang có nguy cơ bùng cháy cao độ. Người viết bài này, từ máy bay từ Bangkok về Saigon vào chiều ngày 11/4/2004, nhìn xuống gần như thấy toàn một màu trắng xám, không còn mấy màu xanh trên các cánh đồng ở Campuchia. Các tỉnh duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, nước mặn đang tràn sâu vào đất liền. Hiện tượng này khiến nhiều người nhìn ngược lên các con đập ở phía thượng nguồn sông Mekong, phía các hồ chứa ở Vân Nam, Trung Quốc, nơi mà các số liệu kỹ thuật về qui mô khai thác và ảnh hưởng của nó vẫn còn là những thông tin mơ hồ ngay cả những quốc gia liên quan dọc theo sông Mekong như Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...