Tiểu Luận Các dạng cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Các dạng cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự
    Các dạng cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự
    ThS. Mai Bộ

    Cấu thành tội phạm là những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự [1]. Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh, có thể chia cấu thành tội phạm thành: cấu thành tội phạm cơ bản; cấu thành tội phạm tăng nặng; cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày về các dạng cấu thành tội phạm cơ bản trong Bộ luật hình sự.
    Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội. Đó là cấu thành tội phạm bao gồm những dấu hiệu mô tả tội phạm và là cơ sở pháp lý cho việc định tội danh và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Đây là các cấu thành tội phạm được thể hiện ở khoản 1 của đa số các tội phạm như tội trộm cắp tài sản (khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự), tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự)
    Căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể chia cấu thành tội phạm thành: cấu thành tội phạm hình thức; cấu thành tội phạm vật chất; cấu thành tội phạm hỗn hợp. Trong đó:
    1. Cấu thành tội phạm hình thức
    Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
    Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: hành động giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự); cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự) Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự); không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự) [2]. Các tội pham có cấu thành hình thức là những tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 78 - 84, 86-91, 133, 134 . Bộ luật hình sự.
    Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
    2. Cấu thành tội phạm vật chất
    Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, trong đó:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...