Luận Văn Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

    Trong nền sản xuất hàng hoá phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kế hoạch và thị trường đều được xem là những công cụ điều tiết kinh tế khách quan mặc dù chúng là hai cơ chế hoạt động theo những nguyên tắc khác nhau. Trong mối quan hệ này, thị trường vừa được coi là căn cứ, vừa được coi là đối tượng của kế hoạch và phát triển theo sự điều tiết và định hướng của kế hoạch vĩ mô. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo những định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có những đặc trưng cơ bản sau:
    1.Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường:
    Đây cót thể coi là một trong những tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở nước ta với nền kinh tế thị trường khác, nó nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta đã chọn làm định hướng chi phối sự vận động, phát triển nền kinh tế.
    Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Chúng ta thực hiện theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo.
    2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
    Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ đó hình hành nên nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế nói trên là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội , nó trở thành tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
    Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc, là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nó được quyết định bởi định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế vì mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mặt khác, cần nhận thức rõ ràng rằng mỗi thành phần kinh tế trong thời kì quá độ có bản chất kinh tế – xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, do đó các thành phần kinh tế bên cạnh sự thống nhất còn có những sự khác biệt và mâu thuẫn, đưa đến những hướng phát triển khác nhau. Nhờ có vai trò chủ đạo của mình, thành phần kinh tế nhà nước mới có thể xây dựng và phát triển nền kinh tế theo đúng các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.




     
Đang tải...