Tiểu Luận Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
    LỜI NÓI ĐẦU



    Trong lịch sử phát triển kinh tế của thế giới bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế. Song ở mỗi xã hội nhất định vai trò kinh tế của nhà nước có những biểu hiện khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới vận hành theo cơ chế thị trường thì vai trò kinh tế của nhà nước lại càng quan trọng hơn. Ở mỗi xã hội nhất định vai trò kinh tế của nhà nước cũng có những biểu hiện khác nhau.
    Lịch sử phát triển kinh tế thị trường của các nước đã thể hiện một tính quy luật là : Một mặt kinh tế thị trường tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển cả về kinh tế, xã hội. Mặt khác nó cũng tạo ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cả về kinh tế lẫn xã hội nên phải có định hướng chính trị theo quan điểm lợi ích của giai cấp nắm quyền lãnh đạo, điều khiển nền kinh tế đó. Do vậy, nghiên cứu vai trò kinh tế của nhà nước là một đề tài rất có ý nghĩa trong lí luận cũng như trong thực tiễn.
    Đối với nước ta trong một vài năm gần đây, nền kinh tế mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế thì nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, rất cần thiết và không thể thiếu được. Chính vì vậy đề án này sẽ trình bầy về : “Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Với mục đích đó đề án này giải quyết một số vấn đề về tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, mục tiêu, chức năng quản lý của nhà nước và một số biện pháp nhằm đổi mới tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước của nước ta hiện nay.

    PHẦN II
    NỘI DUNG



    I. Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế

    1. Các quan điểm về nhà nước trong lịch sử
    Từ thời cổ đại, người ta đã nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Các nhà tư tưởng trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay CNTB đã trình bày nhiều tư tưởng kinh tế trong các tác phẩm của mình. Bài viết này chỉ đề cập đến những quan điểm về nhà nước với ba đại diện Adam Smith, PA Samuelson và Mác - Lênin.
     
Đang tải...